3 bước giải nhanh câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 11 để điểm cao ngất ngưởng

18/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
3 bước giải nhanh câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 11 để điểm cao ngất ngưởng

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 chắc chắn sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Nội dung câu hỏi có thể sẽ kiểm tra kỹ năng sử dụng Alat Địa lí Việt Nam, bảng số liệu thống kê , biểu đồ... của học sinh.

3-buoc-giai-nhanh-cau-hoi-trac-nghiem-Dia-li-lop-11-de-diem-cao-ngat-nguong 

Các bước giúp học sinh trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11

Để giải nhanh các dạng câu hỏi trắc nghiệm địa lí trên học sinh cần thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Nắm được cấu trúc đề thi môn Địa lí

Cấu trúc đề thi môn Địa lí của Bộ bao gồm nội dung kiến thức lớp 11 và 12. Trong đó số câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 là 6 câu, lớp 12 là 19 câu. Trong đó có 60% câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng. 40% câu hỏi ở mức vận dụng cao.

Các câu hỏi trắc nghiệm tập trung kiểm tra các kỹ năng:

- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Phần tự nhiên và dân cư chiếm 5 câu, 3 câu cho các ngành kinh tế và 2 câu phần các vùng kinh tế.

- Phân tích bảng số liệu thống kê 2 câu. trong đó 1 câu kiểm tra kiến thức lớp 11.

- Kĩ năng nhận xét, nhận dạng biểu đồ: 3 câu

Như vậy, học sinh cần nắm vững được cấu trúc của đề thi. Đây là bước đầu tiên trước khi các em bắt tay vào làm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11. Khi nắm rõ được cấu trúc các em sẽ có định hướng học cụ thể để không lãng phí thời gian.

Bước 2: Rèn luyện khả năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để giải nhanh câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11

3-buoc-giai-nhanh-cau-hoi-trac-nghiem-Dia-li-lop-11-de-diem-cao-ngat-nguong-1 

Atlat Địa lí Việt Nam hỗ trợ thí sinh làm bài rất hiệu quả

Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam được ví như một cuốn sách giáo khoa thứ 2. Điều đặc biệt là học sinh có thể mang Atlat vào phòng thi. Nếu biết tận dụng tối đa hiệu quả của Alat các em sẽ dễ dàng giải nhanh được câu hỏi trắc nghiệm.

Vì vậy học sinh nên rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích Atlat. Nắm được biểu hiện của đối tượng địa lí, mối quan hệ của chúng trên Atlat.

Các em có thể tham khảo ngay:

4 mẹo khai thác sách Atlat Địa lí Việt Nam hiệu quả

Với 4 mẹo trên, các em sẽ được hướng dẫn từng bước cụ thể, chi tiết khi đọc Atlat. Việc học Địa lí sẽ tự nhiên trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Bước 3: Rèn kỹ năng làm việc với bảng số liệu và biểu đồ Địa lí

Khi làm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11, chắc chắc học sinh sẽ gặp dạng câu hỏi liên quan để bảng liệu, biểu đồ.

Nếu có kỹ năng nhận dạng và phân tích thì các em sẽ nhanh chóng tìm được đáp án đúng. Ngược lại, nếu các em không biết cách làm việc với các dữ liệu này thì sẽ bị mất điểm đáng tiếc.

- Kỹ năng phân tích, nhận dạng biểu đồ Địa lí lớp 11

Để nhận dạng được biểu đồ nhanh chóng học sinh cần chú ý vào "từ khóa". Từ khóa ở đây là gì? Mỗi một dạng biểu đồ sẽ có một từ khóa quan trọng để phân biệt. Cụ thể

Biểu đồ tròn

Đối với dạng biểu đồ tròn thường dùng để mô tả cơ cấu hay tỉ lệ các thành phần của một tổng thể. Người ta cũng dùng dạng biểu đồ này để thể hiện bảng số liệu khi có tỉ lệ % các thành phần cộng lại là 100%.

Vì thế khi gặp các từ "tỉ lệ"; "tỉ trọng"; "cơ cấu"; "kết cấu" cần nghĩ ngay đến biểu đồ tròn. Bên cạnh đó, nếu câu hỏi đưa ra dữ liệu có ít mốc năm nhưng nhiều thành phần thì hãy chọn biểu đồ tròn.

⇒ Ít năm, nhiều thành phần chọn biểu đồ tròn

Biểu đồ đường

Khi làm câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 11 mà gặp các từ "thể hiện sự phát triển"; "tốc độ tăng trưởng qua thời gian" hãy nhớ tới biểu đồ đường.

Biểu đồ cột

Chọn dạng biểu đồ cột khi yêu cầu của bài có "Động thái phát triển"; "so sánh tương quan'. Ví dụ so sánh diện tích, dân số của một số tỉnh, vùng, nước...

Biểu đồ miền

Biểu đồ miền được sử dụng khi trong câu hỏi có đề cập đến "cơ cấu"; "tỉ lệ" thể hiện nhiều số liệu ở cùng một đối tượng.

Như vậy, khi dựa vào từ khóa trong câu hỏi trắc nghiệm, học sinh có thể dễ dàng tìm được đáp án đúng.

- Kỹ năng phân tích bảng số liệu để trả lời câu hỏi

Khi phân tích bảng số liệu, học sinh cần chú ý các nguyên tắc sau để nhanh chóng có được đáp án.

+ Tính toán số liệu dựa theo cột dọc và theo hàng ngang. Thông thường trong bảng số liệu sẽ có một chiều thể hiện sự tăng trưởng, chiều còn lại thể hiện cơ cấu.

Sự tăng trưởng ở đây được hiểu là sự tăng hay giảm về mặt số lượng.

Sự chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi về các thành phần ở bên trong.

Dù là tăng trưởng hay thay đổi cơ cấu đều diễn ra theo thời gian.

+ Đi từ số liệu phản ánh chung đến số liệu chi tiết đang thể hiện một thuộc tính, bộ phận của hiện tượng Địa lí có trong bảng số liệu.

+ Cần tập trung vào: Giá trị trung bình, giá trị cực tiểu, cực đại, số liệu có sự đột biến.

+ Khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng. Học sinh cần khai thác sự liên quan giữa các cột, hàng.

⇒ Khi phân tích một bảng số liệu thì học sinh cần huy động được các kiến thức để tính toán. Nếu các em không nắm vững được kiến thức sẽ không thể phân tích được bảng số liệu.

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 có đáp án

3-buoc-giai-nhanh-cau-hoi-trac-nghiem-Dia-li-lop-11-de-diem-cao-ngat-nguong-3 

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án chi tiết

Ở phần trên, CCBook đã chia sẻ với các em 3 bước để giải nhanh câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11. Bây giờ CCBook sẽ chia sẻ cho các em ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án đề các em ôn tập.

Ngân hàng đó chính là CCTest. Một tiện ích mà các em sẽ nhận được khi mua sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Địa lí. Cuốn sách cô đọng kiến thức trọng tâm lớp 11 và phân tích cách giải từng dạng bài trắc nghiệm chi tiết nhất.

Sau khi ôn luyện kiến thức trong sách, học sinh sẽ được tham gia vào hệ thống thi thử trực tuyến CCTest. Tại đây, các em có thể tìm thấy hàng trăm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 để luyện tập. Bộ câu hỏi được phân theo chuyên đề, bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi học kì hay thì thử THPT Quốc gia.

Học sinh sẽ được làm bài và nhận kết quả ngay sau khi kết thúc phần thi. Đặc biệt là các em sẽ được xem lại đáp án, có phần giải đáp cụ thể.

Chỉ cần sở hữu cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia môn Địa lí trên và biết cách vận dụng hiệu quả, kết quả học tập của các em sẽ được cải thiện nhanh chóng. Đạt trên 8 điểm bài thi môn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia là chuyện bình thường.

Xem thêm: NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 CÓ ĐÁP ÁN HAY NHẤT

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: