TẢI NGAY bộ 50 đề đọc hiểu môn văn ôn thi THPT QG 2021 - mới update

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
TẢI NGAY bộ 50 đề đọc hiểu môn văn ôn thi THPT QG 2021 - mới update

Đọc hiểu là một trong ba phần thi quan trọng nhất trong đề thi THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ văn. Đọc hiểu môn văn có thể là một đoạn truyện, một bài báo ngắn, một hay nhiều khổ thơ cho trước. Các câu hỏi sẽ xoay quanh phương thức biểu đạt, thể loại tác phẩm, tình bày nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm đó. Bên cạnh đó, phần đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cũng sẽ được tích hợp với phần đọc hiểu.

5 cách làm phần đọc hiểu môn văn ăn trọn 3 điểm trong đề thi THPT QG

3 đề đọc hiểu có đáp án chuyên đề đọc hiểu thơ 

Nhằm giúp các em học sinh 2k3 chuẩn bị hành trang vững vàng cho kì thi sắp tới, CCBOOK tổng hợp bộ 50 đề đọc hiểu (có đáp án) môn Ngữ văn. Các em nhớ theo dõi trang web CCBOOK để có thêm nhiều tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2021 nhé!

Tổng hợp các dạng đề đọc hiểu văn bản chắc chắn có trong đề thi THPT QG

LINK TẢI bộ đề nằm ở cuối bài viết các em nhé!

BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN VĂN CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH LẦN 2 - ĐỀ SỐ 1


Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước.
Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt

Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu môn văn dưới đây
a) Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)
b) Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)
c) Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)
d) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN VĂN

Câu a. Đoạn văn đề cập vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu b phần đọc hiểu môn văn
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội là vì: gia đình, nhà trường, xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ cho cộng đồng. Đó cũng là nơi những biểu hiện lệch lạc trong cách sử dụng tiếng Việt được điều chỉnh, uốn nắn một cách tích cực và có hiệu quả.


Câu c

Chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện toàn diện trên các mặt: ngữ âm - chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ (phát âm đúng; viết đúng hình thức văn tự của từ; sử dụng từ ngữ chuẩn xác; đặt câu đúng ngữ pháp tiếng Việt; dùng tiếng Việt, tạo lập các kiểu loại văn bản phù hợp với những bối cảnh giao tiếp khác nhau).
Câu d phần đọc hiểu môn văn
Đoạn văn cần viết ngắn gọn, các câu đúng ngữ pháp và liên kết chặt chẽ để làm nổi bật chủ đề: trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Các ý có thể triển khai cho đề nghị luận xã hội tích hợp phần đọc hiểu môn văn

xu hướng bóp méo tiếng Việt: viết tắt, viết ký hiệu, lạm dụng tiến Anh,...

hậu quả: mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, gây rối loạn hệ thống ngôn ngữ

hành động: mỗi người cần phải tự mình phải thường xuyên học tập để có thể nói đúng, viết đúng; góp phần vào việc ngăn chặn những xu hướng tiêu cực đang làm méo mó tiếng Việt.

BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN VĂN CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH LẦN 2 - ĐỀ SỐ 2

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...


(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 44)

Trả lời các câu hỏi thuộc phần đọc hiểu môn văn dưới đây

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)
b) Dựa vào đâu để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong văn bản? (0,25 điểm)
c) Nêu ý chính của văn bản. (0,5 điểm)
d) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vai trò của lí tưởng đối với sự phấn đấu của con người trong cuộc sống. (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỌC HIỂU MÔN VĂN
Câu a: Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm (hoặc trữ tình).

Câu b phần đọc hiểu môn văn

Biện pháp so sánh trong đoạn thơ được nhận ra nhờ từ “là” kết nối hai vế: đối tượng so sánh và hình ảnh so sánh (Hồn tôi là một vườn hoa lá…).
Biện pháp ẩn dụ được nhận ra nhờ hai hình ảnh: nắng hạ và mặt trời chân lí có khả năng gợi liên tưởng tới một đối tượng khác có nhiều nét tương đồng. Trong đoạn thơ, nắng hạ và mặt trời chân lí ngầm chỉ ánh sáng của lí tưởng cách mạng.
Câu c. Ý chính của văn bản: bộc lộ niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng; thể hiện những thay đổi của tâm hồn lúc được “mặt trời chân lí” rọi chiếu đến.
Câu d phần đọc hiểu môn văn

Đoạn văn cần viết gọn, các câu đúng ngữ pháp, liên kết với nhau để làm nổi bật ý chính: lí tưởng có vai trò quan trọng đối với sự phấn đấu của mỗi người trong cuộc sống. Nó là sự định hướng, là ngọn đèn soi đường để con người đi tới đích cuối cùng mà mình đã chọn

BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN VĂN CHUYÊN SƯ PHẠM LẦN 5 - ĐỀ SỐ 1


MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang


Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..


Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi
Hổn hển như lời của nước mây…….
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…..


Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuân sực nhớ làng.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
(Hàn Mạc Tử)

Trả lời các câu hỏi thuộc phần đọc hiểu môn văn dưới đây


Câu 1. Chủ đề của bài thơ trên là gì?
Câu 2. Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào, của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.
Câu 3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
Câu 4. Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?

ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỌC HIỂU MÔN VĂN

Câu 1. Chủ đề: Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.


Câu 2 phần đọc hiểu môn văn

Câu thơ Hàn Mạc Tử gợi liên tưởng đến hai câu thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Điểm giống nhau: đều miêu tả hình ảnh có mùa xuân với không gian rộng mở đến chân trời.
- Khác nhau: Câu thơ Hàn Mạc Tử động hơn, ở đó sắc xanh của trời và màu xanh của cỏ hòa vòa làm một với nhau.


Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: nhân hóa, so sánh. Học sinh cần nêu được tác dụng của những biện pháp tu từ này: thể hiện được thần thái của tiếng hát mùa xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha rạo rực.


Câu 4 phần đọc hiểu môn văn

Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín” với ý nghĩa: cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.

BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN VĂN CHUYÊN SƯ PHẠM LẦN 5 - ĐỀ SỐ 2


"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Trả lời các câu hỏi thuộc phần đọc hiểu môn văn dưới đây
1, Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? (0,5 điểm)
2, Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay? (0,5 điểm)
3, Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỌC HIỂU MÔN VĂN
Câu 1 phần đọc hiểu môn văn

Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Câu 2. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang.


Câu 3phần đọc hiểu môn văn

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.

LINK TẢI TRỌN BỘ 50 ĐỀ VĂN ÔN THI THPT QG 2021

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: