Phân tích hình tượng rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành (dàn ý)

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Phân tích hình tượng rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành (dàn ý)

Có một nhà văn đã nói rằng: “Rừng xà nu là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước”. Hình tượng rừng xà nu biểu tượng cho truyền thống yêu nước, đánh giặc; sự kiên cường, bất khuất của các thế hệ làng Xô Man.

Hình tượng về rừng xà nu trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành sẽ được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu:

Xem thêm: 

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và hình tượng rừng xà nu

Trước khi tiến hành phân tích hay cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng rừng xà nu, các em cần tìm hiểu và ghi nhớ thông tin về tác giả; hiểu rõ ý nghĩa của nhan đề.

Thông tin chung về Nguyễn Trung Thành

+ Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng bình, tỉnh Quảng Nam. (Có bút danh khác là: Nguyên Ngọc).

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và hình tượng rừng xà nu  

Nguyễn Trung Thành có bút danh khác là Nguyên Ngọc

+ Ông là một nhà văn trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ Là nhà văn của Tây Nguyên, gần gũi, am hiểu cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này.

Tìm hiểu về tác phẩm Rừng xà nu

- Về hoàn cảnh sáng tác:

+ Tác phẩm được ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ.

+ Tác phẩm Rừng xà nu được in trong tập thơ “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

+ Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung và bất khuất.

Hình tượng rừng xà nu - Ý nghĩa nhan đề 

Rừng xà nu biểu trưng cho số phận và phẩm chất của nhân dân Tây Nguyên.

- Ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu”:

Nhan đề “Rừng xà nu” là một sáng tạo nghệ thuật, là một hình tượng bao trùm toàn tác phẩm, biểu trưng cho số phận và phẩm chất của nhân dân Tây Nguyên. Xà nu không chỉ gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật mà còn tham dự vào các sự kiện trọng đại của làng Xô Man. Xà nu vừa là nạn nhân, vừa là nhân chứng cho cuộc chiến tranh khốc liệt mà hào hùng của dân tộc Tây Nguyên.

Với hình tượng rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã gợi được không khí của đất rừng Tây Nguyên; chất thơ; chất nhạc; chất họa; chất sử thi. Đây là tiêu đề đầy ý nghĩa và độc đáo.

Dàn ý chi tiết phân tích hình tượng rừng xà nu

Xà nu là loại cây phổ biến của núi rừng Tây Nguyên, vẻ đẹp hình tượng cây xà nu khỏe khoắn, nồng nàn. Biểu tượng cho tâm hồn và cuộc sống của con người Tây Nguyên.

Vị trí xuất hiện

ở phần đầu nhan đề, phần đầu và phần kết của truyện ngắn. Cây xà nu xuất hiện trong sự đối sánh với tập thể dân làng Xô Man anh hùng.

Ý nghĩa tả thực

+ Về màu sắc: bạt xanh thẳm

+ Hương thơm: ngào ngạt, thơm mỡ màng

+ Hình dáng: hình nhọn mũi tên, nhọn hoắt như những múi lê

+ Bản tính: ham ánh sáng mặt trời

Dàn ý chi tiết phân tích hình tượng rừng xà nu  

Đặc tính của loài cây xà nu là phát triển rất nhanh, sống thành rừng chứ không sống đơn lẻ, riêng rẽ.

Rừng xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày của dân làng Xô Man: thân cây làm củi đốt; khói để xông đen làm bảng để học chữ; nhựa làm đuốc sáng…

Ý nghĩa biểu tượng

Cây xà nu là biểu tượng cho số phận và phẩm chất của dân làng Xo Man. Xà nu mang 2 ý nghĩa biểu tượng, đó là:

Cây xà nu đau thương

+ Cả khu rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc.

+ Cả rừng xà nu không cây nào không bị thương:

Những cây xà nu có thân hình cường tráng, vết thương chóng lành, đạn bác không thể giết nổi. Khu rừng bị chặt đứt ngang thân đổ ào ào như môt trận bão; những cây xà nu non lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, vài hôm là cây chết.

Cây xà nu kiên cường và bất khuất

+ Sự sinh sôi nảy nở mãnh liệt: Không cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đó nó giết hết rừng xà nu này.

Hình tượng rừng xà nu kiên cường bất khuất như nhân vật Tnú 

Hình tượng rừng xà nu kiên cường bất khuất như nhân vật Tnú.

+ Xây xà nu là loài xây ham ánh sáng mặt trời.

+ Những cây xà nu non, dù mới mọc lên, mới nhú khỏi mựt đất đã nhọn hoắt như những mũi lê, lao thẳng lên bầu trời.

+ Cây xà nu như bức tường thành vững chắc bảo vệ con người: cứ thế, mấy năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm thân lớn ra che chở cho làng.

Thông qua hình tượng rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã gợi được không khí của đất rừng Tây nguyên; chất thơ; chất nhạc; chất họa; chất sử thi. Thông tin trong bài viết được trích từ cuốn tài liệu “Ôn luyện thi THPT Quốc Gia năm 2019 môn Ngữ văn”. Để nhận được tư vấn chi tiết về sách, các em hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối bài viết.

Phân tích hình tượng rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành-1

Thông tin về cuốn sách: TẠI ĐÂY!

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: