Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của áng thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của áng thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử đã có một cuộc đời đau thương và hết sức ngắn ngủi, thế nhưng ông đã để lại những thi phẩm xuất chúng. Một trong số đó chính là áng thơ Đây thôn Vĩ Dạ - một bài thơ chỉ vỏn vẹn ba khổ nhưng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên cùng bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình xuất chúng. Dễ hiểu vì sao  trong phóng trào Thơ mới đầu thế kỉ XX, Hàn Mặc Tử lại là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất cho tới tận ngày nay

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

Đôi nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử và thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông sinh năm 1012 và mất năm 1940.  Với chỉ 28 năm sống trên đời, những năm cuối đời mắc bạo bệnh, song ông để lại cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ xuất sắc

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử. Bài thơ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vỹ. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một người con gái xứ Huế.

Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1: Phân tích bức tranh ban mai thôn Vĩ 

Câu thơ mở đầu khổ thơ đầu tiên bài Đây thôn Vĩ Dạ là một câu hỏi tu từ bâng quơ đầy ẩn ý

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi tu từ vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng dành cho nhân vật “anh” lại cũng như một lời mời gọi đầy tha thiết và chân thành của người con gái. Giọng điệu thơ thân tình da diết đã tạo nên cảm giác gần gũi giữa người đọc và nhân vật trữ tình.

Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ

Ba câu thơ tiếp theo tập trung khắc họa hình ảnh thiên nhiên thôn Vĩ trong ánh nắng buổi ban mai với vầng dương mới nhú

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Nắng chiếu qua hàng cau, phủ lên vườn cây xanh mướt một tầng ánh sáng trong veo như ngọc. Khung cảnh thôn Vĩ hiện lên dịu dàng, đơn sơ nhưng hết sức tươi đẹp

Chỉ trong 3 câu thơ ngắn gọn, khổ thơ thứ nhất đã vẽ những nét chấm phá mang tới một không gian thôn Vĩ trong trẻo, dịu dàng. Đó cũng là vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế mộng mơ.

Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn Vĩ 

Bước sang khổ thơ tiếp theo, bức tranh thiên nhiên đã đột ngột chuyển đổi sắc thái. Từ ấm áp, trong trẻo của buổi ban mai chuyển thành sự lạnh lẽo mênh mông của sông nước. Không gian sông nước thôn Vĩ hiện lên mênh mông nửa thực nửa hư.

Trên không gian huyền ảo đó là một bức tranh thiên nhiên không hòa hợp với nhau:

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Hàn Mặc Tử đã sử dụng biện pháp nhân hóa cho dòng nước với tính từ “buồn thiu”. Sông nước hay chính là nỗi buồn của nhân vật trữ tình đã xâm chiếm vào cảnh vật thiên nhiên, khiến chính thiên nhiên cũng nhuốm màu bi thương của người.

Cuối cùng, đại từ phiếm định “ai” và câu hỏi cuối khổ thơ gợi cảm giác mơ hồ, xa lạ đầy mộng ảo:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

Trong phần lớn những áng thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, trăng là nguồn cảm hứng bất tận xuyên suốt. Thi sĩ nhắc đến mọi hình ảnh về trăng: thuyền trăng, sông trăng, sóng trăng… Cả một trời trăng mộng ảo, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn “say trăng” với tình yêu tha thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ. Khi phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, ta cũng sẽ thấy được hình ảnh trăng hiện lên như một người bạn tri kỉ của nhân vật trữ tình

Đây thôn Vĩ Dạ khổ 3: Mơ tưởng của nhân vật trữ tình

Khổ thơ cuối cùng mô tả một không gian thiên nhiên chập chờn gắn với cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi. Điệp ngữ "khách đường xa" có sức gợi tả, ngắt nhịp 4/3 tạo nhịp điệu khẩn trương gấp gáp. Khổ 3 có hai ý chính cần phân tích như sau:

1-Hình ảnh áo trắng của "em"

Màu áo trắng mờ ảo trong sương khói khiến cho dáng hình con người nhòa đi trước mắt, nhòa đi cả trong tiềm thức. Màu áo trong tâm tưởng vốn tràn đầy kỉ niệm nay lại trở nên nhạt nhòa, xa cách.

Thôn Vĩ Dạ mưa nhiều, những buổi sớm mai và chiều tà phủ mờ sương khói. Trong thơ văn cổ đại, “Sương khói” trong Đường thi thường gắn liền với tình cố hương. Ở đây sông khói làm nhoà đi, mờ đi áo trắng em, nên anh nhìn mãi vẫn không ra hình dáng em (nhân ảnh). Khổ thơ thứ ba mang lại cảm giác chập chờn, bâng khuâng.

2-Câu hỏi tu từ và đại từ phiếm chỉ

Thứ hai là câu hỏi tu từ cùng đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại đến hai lần thể hiện sự hoài nghi của tác giả trước cuộc đời và tình người.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa… ai biết… ai có…” các điệp ngữ luyến láy ấy tạo nên nhạc điệu sâu lắng, dịu buồn, mênh mang. Người đọc thêm cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà bạc mệnh, từng say đắm với bao mối tình nhưng suốt cuộc đời phải sống trong cô đơn bệnh tật.
Cũng cần nói đôi lời về chữ “ai” trong bài thơ này.

Cả bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng đặc trưng cho xứ Huế nhưng cũng rất mơ hồ, hư ảo. Bài thơ đã thể hiện nỗi niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết tha sống đến khắc khoải và đau đớn của Hàn Mặc Tử trong những ngày cuối đời ở trại phong Quy Nhơn.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: