Tổng ôn toàn bộ kiến thức Đại cương kim loại Hóa vô cơ 12

04/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Tổng ôn toàn bộ kiến thức Đại cương kim loại Hóa vô cơ 12

Trong chương trình Hóa học lớp 12, chương Kim loại là một trong những chương quan trọng nhất phần Hóa vô cơ. Đây sẽ là tiền đề cho hàng loạt dạng bài tập lý thuyết cũng như tính toán trong các chuyên đề tiếp sau. Dưới đây là phần tổng hợp lại toàn bộ kiến thức Đại cương kim loại và một số bài tập tiêu biểu của chương Kim loại giúp em ôn tập nhanh phần kiến thức quan trọng này

Tổng hợp lý thuyết hóa học 12 học kì I bằng hình ảnh trực quan siêu dễ nhớ

Đại cương kim loại chuyên đề 1: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học

Để nắm được lý thuyết đại cương kim loại 12. Trước tiên em phải biết được vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học.

Các nguyên tố kim loại chiếm chủ yếu trong bảng tuần hoàn (gần 90 nguyên tố).
- Các nguyên tố s thuộc nhóm IA và IIA (trừ H, He).
- Các nguyên tố p thuộc nhóm IIIA (trừ Bo), Sn, Pb (nhóm IVA), Bi (nhóm VA) và Po (nhóm VIA).
- Tất cả các nguyên tố d (thuộc các nhóm B).
- Tất cả các nguyên tố f (thuộc họ Lantan và họ Actini).
=> Kim loại tập trung ở phía dưới và bên trái của bảng tuần hoàn.

Đại cương kim loại chuyên đề 2: Cấu tạo nguyên tử của kim loại

Trong đại cương kim loại 12 thì nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đề có ít electron ở lớp ngoài cùng (1,2 hoặc 3e).

Trong cùng chu kỳ:

Zkim loại < Zphi kim → Rkim loại > Rphi kim

Cấu tạo tinh thể của kim loại:

Ở nhiệt độ thường, hầu hết kim loại ở thể rắn (trừ thủy ngân ở thể lỏng).

Tinh thể:

  • Lục phương: Be, Mg, Zn,...
  • Lập phương tâm diện: Cu, Ag, Al,...
  • Lập phương tâm khối: Li, Na, Ba,...

Liên kết kim loại được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

Đại cương kim loại chuyên đề 3: Tính chất vật lý của kim loại 

Để nắm vững tính chất vật lí của kim loại em có thể tham khảo tài liệu về đại cương kim loại trong đề thi đại học các năm. Kiến thức về đại cương kim loại 12 thường xuất hiện trong đề thi nên tài liệu các năm học sẽ đề cập đến nội dung này. Em hãy mua và tham khảo để nâng cao kiến thức.

Tính chất vật lí chung:

Kim loại có tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện và ánh kim. Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

Tính chất vật lý riêng:

Những kim loại khác nhau thì có tính chất vật lý khác nhau.

  • Về khối lượng riêng:

Nhỏ nhất: Li (0,5 gam/cm³)

Lớn nhất: Os (22,6g/ cm³).

  • Nhiệt độ nóng chảy:

Thấp nhất: Hg ( - 39 độ C)

Cao nhất: W (3410 độ C)

  • Tính cứng:

Mềm nhất: Cs

Cứng nhất: Cr

Tổng hợp lý thuyết Hóa 12 thi đại học thường gặp trong đề thi

Đại cương kim loại chuyên đề 4: Tính chất hóa học của kim loại

Để nắm được đại cương kim loại, em cần phải ôn tập nhiều về tính chất hóa học của kim loại. Thông qua các bài tập về tính chất hóa học của kim loại. Em sẽ hiểu được những kiến thức trọng tâm nhất

Em cần nắm được tính chất hóa học của kim loại thông qua các tác dụng của kim loại như:

  • Tác dụng với phi kim: Clo, oxi, lưu huỳnh.
  • Tác dụng với dung dịch axit: Dung dịch HCl, H₂SO₄ loãng. Cùng với HNO₃, H₂SO₄ đặc
  • Tác dụng với nước: Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.

Để em có thể nắm vững kiến thức trọng tâm đại cương kim loại 12. Em cần học thêm những nội dung như: Điều chế kim loại và nắm vững đại cương kim loại nhằm hiểu rõ phương pháp giải toán kim loại 12. Hoặc em có thể tham khảo thêm các tài liệu: Bài tập đại cương về kim loại có lời giải. Và bài tập về tính chất hóa học của kim loại đầy đủ nhất.

Tổng hợp lý thuyết Hóa 12 học kì 1 không thể đầy đủ hơn

Polime là gì? Tổng hợp kiến thức hóa 12 ôn thi đại học chương 4

Các dạng bài tập về đại cương kim loại 

Bài tập 1:

Cho luồng khí H₂ đi qua ống sứ đựng m gam Fe₂O₃ nung nóng. Sau một thời gian thu được 13,92 gam hỗn hợp X gồm bốn chất rắn. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO₃ đặc nóng, dư được 5,84 lít NO₂ duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là:

A. 16                            B. 32                            C. 28                                 D. 64

Bài tập 2:

Cho 0,3 mol magie vào 100ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO₃)₃ 2M và Cu(NO₃)₂ 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là:

A. 12,00 gam               B. 11,20 gam             C. 13,87 gam                D. 16,60 gam

Bài tập 3:

Một hỗn hợp X gồm Cl₂  và O₂. X phản ứng hết 9,6 gam Mg và 16,2 gam Al tạo ra 74,1 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Thành phần phần trăm theo thể tích của Cl₂ trong X là:

A. 50,00%                B. 55,56%                       C. 66,67%                    D. 44,44%

Bài tập 4

Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuCl₂ 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của M là:

A. 4,05                          B. 2,70                       C. 1,35                        D. 5,40

Bài tập 5:

Nung 28 gam Fe với 16 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H₂ là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe và S là:

A. 50%                         B. 60%                        C. 70%                         D. 80%

Bài tập 6:

Nhúng thanh kim loại R (hóa trị không đổi là hóa trị II) vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,04 mol Cu(NO₃)₂. Sau khi phản ứng kết thúc thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO và H₂. Lấy thanh kim loại R ra thấy khối lượng giảm 2,24 gam. Kim loại R là:

A. Sn                          B. Mg                                C. Cu                              D. Zn

Bài tập 7:

Hòa tan hoàn toàn 25,3 hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO₃. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí (ở đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO₃ đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,91 mol                    B. 1,81 mol                C. 1,80 mol                    D. 1,95 mol

Bài tập 8:

Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn) một dung dịch hỗn hợp RSO₄ 0,3M và KCl 0,2M với cường độ dòng điện I = 0,5A. Sau thời gian t giây thu được kim loại ở catot là 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí ở anot. Sau thời gian 3t giây thu được hỗn hợp khí có thể tích là 4,256 lít (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 100% R có hóa trị không đổi. Giá trị của t là:

A. 23160                     B. 27020                      C. 19300                      D. 28950

Bài tập 9:

Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu tác dụng với 260 ml dung dịch CuCl₂ 1M, thu được 28,48 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho toàn bộ Y tác dụng với HCl dư thu được 0,896 lít khí H₂ (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của M là:

A. 14,08                     B. 17,12                            C. 12,80                     D. 20,90

Bài tập 10:

Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO₄ và NaCl (tỷ lệ mol tương ứng 1:3) với cường độ dòng điện 1.34A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít khí H₂ (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị t là:

A. 7                            B. 6                                     C. 5                                D.4

Đáp án:

Bài tập12345678910
Đáp ánAABBBBABCA

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: