Lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn chi tiết nhất giúp 2k3 giành 9, 10

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn chi tiết nhất giúp 2k3 giành 9, 10

Kỳ thi THPT Quốc gia 2021 chỉ còn khoảng vài tháng nữa sẽ chính thức bắt đầu. Nếu như em còn chưa ôn tập, hay đang loay hoay với điểm thi thử, thì hãy bắt đầu ngay với lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn dưới đây nhé. Bản full lộ trình chi tiết được gửi tới các em TẠI ĐÂY 

Lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn mục tiêu 5-6

Nắm chắc phần Đọc hiểu văn bản là bước đầu tiên trong lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

Đọc - hiểu văn bản
(Thời gian: 1 tuần)
Phương thức biểu đạt- Ôn tập, làm một số bài tập thực hành Đọc - hiểu về các phương thức biểu đạt.
Phong cách ngôn ngữ- Ôn tập, làm một số bài tập thực hành Đọc - hiểu về các phong cách ngôn ngữ.
Thao tác lập luận- Ôn tập, làm một số bài tập thực hành Đọc - hiểu về các thao tác lập luận.
Biện pháp nghệ thuật- Ôn tập, làm một số bài tập thực hành Đọc - hiểu về các biện pháp nghệ thuật.
Bài tập Đọc - hiểuTiến hành làm bài tập tổng hợp Đọc hiểu để rèn luyện kĩ năng làm bài, củng cố kiến thức; kịp thời sửa chữa, bổ sung sai sót (nếu có)

Lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn mục tiêu 7-8 điểm

Nghị luận xã hội chiếm tới 2 điểm trên tổng số 10 điểm của bài thi Văn, trong lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn đây sẽ là bước ôn luyện tiếp theo

Có 2 dạng bài chính như là nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Dung lượng của bài viết NLXH là 200 chữ

Nghị luận xã hội
(Thời gian: 2 tuần)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống- Thường xuyên theo dõi báo đài chính thống, nắm bắt những sự kiện xã hội nóng hổi, nổi cộm; ghi chép lại và học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực về những vấn đề đó.
- Vận dụng kiến thức về phương thức biểu đạt nghị luận, thao tác lập luận, hình thức lập luận và phương pháp làm bài NLXH để viết  bài văn, đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí- Tìm kiếm, tập hợp, ghi nhớ những dẫn chứng về các chủ để tư tưởng đạo lí thường gặp như ý chí nghị lực, lòng vị tha, tinh thần đoàn kết... Cập nhật tin tức, sự kiện để bổ sung những dẫn chứng tiêu biểu, chính xác về cá nhân, sự việc liên quan đến chủ đề tư tưởng.
- Vận dụng kiến thức về phương thức biểu đạt nghị luận, thao tác lập luận, hình thức lập luận và phương pháp làm bài NLXH để viết  bài văn, đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Bài tập Nghị luận xã hộiTiến hành làm các bài tập tổng hợp NLXH để rèn luyện khả năng vận dụng linh hoạt.

Lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn mục tiêu 9-10 điểm

Nghị luận văn học Thơ

- Ôn tập kiến thức về đặc điểm, phương pháp làm bài nghị luận văn học về bài thơ, đoạn thơ.

Thơ mới và thơ Cách mạng (Ngữ văn 11)
- Ôn tập, củng cố kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm; đặc biệt là nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm: Vội vàng, Tràng giang; Đây thôn Vĩ Dạ; Từ ấy thông qua lí thuyết và bài tập.

Thơ giai đoạn sau 1945

- Ôn tập, củng cố kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm; đặc biệt là nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm: Tây Tiến; Việt Bắc; Đất nước; Sóng; Đàn ghita của Lorca thông qua hệ thống lí thuyết và một số bài tập.
- Trang bị hệ thống dẫn chứng dùng để phân tích, liên hệ mở rộng nội dung của từng tác phẩm thơ.

- Nâng cao năng lực lí luận văn học thông qua việc đọc nhiều những bài lí luận, phê bình văn học của các tác giả, nhà phê bình uy tín (tham khảo trên các trang web văn học, trang web khoa Ngữ văn của các trường đại học Sư phạm...); sưu tầm, học thuộc những nhận định hay về văn học, tác giả, tác phẩm để sử dụng trong quá trình làm bài NLVH.
- Vận dụng làm một số bài tập NLVH về bài thơ, đoạn thơ.

Nghị luận văn học Văn xuôi

Ôn tập kiến thức đặc điểm, phương pháp làm bài nghị luận về đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.

Văn xuôi giai đoạn 1930 - 1945:
- Ôn tập, củng cố kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm; đặc biệt là nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm: Hai đứa trẻ; Chữ người tử tù; Chí Phèo thông qua hệ thống lí thuyết và bài tập.

Văn xuôi giai đoạn sau 1945

- Ôn tập, củng cố kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm; đặc biệt là nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm: Người lái đò sông Đà; Ai đã đặt tên cho dòng sông?; Vợ chồng A Phủ; Vợ nhặt; Rừng xà nu; Những đứa con trong gia đình; Chiếc thuyền ngoài xa thông qua hệ thống lí thuyết và bài tập.

Văn chính luận Hồ Chí Minh:
- Ôn tập, củng cố kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm; đặc biệt là nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thông qua hệ thống lí thuyết và bài tập.

Kịch Lưu Quang Vũ:
Ôn tập, củng cố kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm; đặc biệt là nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt thông qua hệ thống lí thuyết và bài tập.

- Trang bị hệ thống dẫn chứng dùng để phân tích, liên hệ mở rộng nội dung của từng tác phẩm thơ.
- Nâng cao năng lực lí luận văn học thông qua việc đọc nhiều những bài lí luận, phê bình văn học của các tác giả, nhà phê bình uy tín (tham khảo trên các trang web văn học, trang web khoa Ngữ văn của các trường đại học Sư phạm...); sưu tầm, học thuộc những nhận định hay về văn học, tác giả, tác phẩm để sử dụng trong quá trình làm bài NLVH.
-Vận dụng làm một số bài tập NLVH về bài thơ, đoạn thơ.

Bộ đề chuẩn theo lộ trình: CC Thần tốc luyện đề 2021 THPT Quốc gia môn Văn

CC Thần tốc luyện đề 2021 môn Ngữ văn được biên soạn với lộ trình chuẩn để học sinh có thể ôn tập NGAY TỪ BÂY GIỜ. Lộ trình ôn thi gồm 3 giai đoạn: Khởi động, Vượt chướng ngại vật và Tăng tốc.

lộ trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

Giai đoạn 1:  Khởi động

Phần này gồm có 10 đề thi có độ khó thấp hơn đề thi chính thức nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ 3 phần: Đọc hiểu; Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Chặng Khởi động chủ yếu giúp học sinh bước từ việc học kiến thức riêng lẻ từng chương sang phối kết hợp để làm một đề thi tổng hợp gồm 3 phần

Giai đoạn 2: Vượt chướng ngại vật

Sau khi hoàn thành chặng Khởi động cũng như đã quen với cách làm đề thi THPT Quốc gia, học sinh sẽ bước sang giai đoạn 2: Vượt chướng ngại vật. Phần này của gồm có 10 đề thi tương đương với đề thi chính thức cả về độ khó cũng như cấu trúc đề thi.

Giai đoạn 3: Tăng tốc

Ở giai đoạn cuối cùng, để có thể bứt phá lên được mức điểm 9-10, học sinh cần được tiếp cận với những bộ đề khó hơn đề thi chính thức. Vượt qua bộ 4 đề thi "khó nhằn" trong giai đoạn 3, các em đã tự trang bị cho mình được những kiến thức, kĩ năng và sự tự tin cần thiết cho kì thi quan trọng sắp tới.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: