Mẫu thực hành sinh học 9 bài 39: Tìm hiểu thành tựu chọn giống

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Mẫu thực hành sinh học 9 bài 39: Tìm hiểu thành tựu chọn giống

Chọn giống trong ngành trồng trọt – chăn nuôi là việc ứng dụng chọn lọc nhân tạo (artificial selection), là quá trình mà con người tiến hành chọn lọc ra những cá thể có tính trạng như mong muốn, có đặc tính tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra. Song song với đó là loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu.

Từ đó hoàn thiện giống cây trồng - vật nuôi và nâng cao năng suất. Trong tiết sinh học 9 bài 39, học sinh sẽ được thực hành tìm hiểu về thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng ở Việt Nam. Cụ thể là giống ngô lai LVN092, giống bò sữa Hà Lan, bò Sind, lợn ỉ Móng Cái và lợn Bớc – sai.

1, Thực hành sinh học 9 bài 39 – Giống ngô lai LVN092

LVN092 là giống ngô lai đơn giữa dòng tự phối C502N và dòng C152N, có sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn. Giống được công nhận là giống cây trồng mới tại Quyết định số 140/QĐ-TT-CLT ngày 10 tháng 4 năm 2013. Giống ngô LVN092 có thời gian sinh trưởng từ 110 - 125 ngày, thuộc nhóm chín trung bình. Cây khoẻ, cao trung bình, bộ lá xanh bền. Giống ngô LVN092 có khả năng chống đổ tốt, chịu hạn khá, kháng bệnh gỉ sắt, nhiễm nhẹ các loại sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn

Mẫu thực hành sinh học 9 bài 39-1 

Hình ảnh điểm trình diễn giống ngô lai LVN092

 

Cụ thể nội dung tiết sinh học 9 bài 39 về giống ngô LVN092 như sau: ngô LVN092 dài 20 - 24cm, 12 - 14 hàng hạt, tỷ lệ hạt/ bắp cao, đạt 72 - 78%, dạng hạt bán đá, màu vàng cam phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tiềm năng năng suất cao đạt 80 - 100 tạ/ ha. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật cho giống ngô LVN092 như sau. Cụ thể, nó thích ứng với các vùng trồng ngô ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên.

Thời vụ của giống ngô LVN092 bao gồm 2 vụ: vụ xuân kéo dài từ 20/1 đến 20/2 và vụ thu kéo dài từ 15/8 đến 5/9. Mật độ cây từ 6,5 - 7,0 vạn cây/ha, khoảng cách gieo: 70cm x 22 cm/ cây; 65cm x 22cm/ cây. Phân bón cho 1 ha: Phân vi sinh: 2.500 kg; Ure: 320 - 350 kg; Super Lân: 700 - 750 kg; Kali clorua: 200 - 220 kg.

Trong tiết sinh học 9 bài 40, học sinh sẽ tìm hiểu về cách bón.

Cụ thể, bón lót toàn bộ phân vi sinh và phân lân. Bón thúc: Lần 1 khi cây từ 3 - 4 lá, gồm 1/4 đạm + 1/2 Kali; lần 2 khi cây từ 9 - 10 lá, gồm 1/2 đạm + 1/2 Kali; lần 3 trước khi trổ cờ từ 7 -10 ngày, bón nốt lượng đạm còn lại. Khi chăm sóc, cần chú ý tưới nước trước và sau trổ cờ. Rắc Basudin 10H vào nõn ngô giai đoạn xoáy nõn để phòng trừ sâu đục thân. Thu hoạch khi đúng độ chín khi lá bi vàng và chân hạt xuất hiện điểm đen.

Điển hình đã áp dụng giống ngô LVN092 thành công: Tại Sơn Động - Bắc Giang, Yên Mô – Ninh Bình, Kim Động – Hưng Yên, Ba Vì – Hà Nội, Quỳnh Phụ - Thái Bình, các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Đồn – Bắc Kạn, các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh – Thanh Hóa, các huyện Buôn Đôn, Cư’Mgar, Krông Năng, EaKar, Lắk, CưKuin – ĐắkLắk; các huyện tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu...

 

2, Thực hành sinh học 9 bài 39 – Bò sữa Hà Lan và Bò sind

 

Bò sữa Hà Lan (tên nguyên gốc là bò Holstein Friz, hay Holstein Friezian, viết tắt là bò HF) là một giống bò sữa năng suất cao có nguồn gốc từ đất nước Hà Lan. Bò sữa Hà Lan HF được chọn lọc gen, phối giống những con mang gen tốt và loại thải những con mang gen kém chất lượng. Việc này nhằm tạo ra giống bò có tính trạng nổi bật là sản lượng sữa cao, khả năng sản xuất ra nhiều sữa nhất có thể. Bò sữa Hà Lan đạt mức sản lượng sữa cao nhất lên tới  5000 - 6000l/ck (Sản lượng sữa trong một chu kì). Tỉ lệ chế phẩm bơ sữa tách từ sữa nguyên gốc là 3,5 - 3,7 %

Có nguồn gốc từ giống bò của Batavian và Friezians gồm bò đen và bò trắng, màu sắc chính của bò HF là lang trắng đen chiếm đa số, tuy nhiên cũng có những con lang trắng đỏ. Đặc điểm bên ngoài của giống bò sữa Hà Lan trong bảng 39 sinh học 9 trang 115 - Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống vật nuôi: Bò đực nặng từ 750kg cho đến 1100 kg, còn bò cái nặng từ 550 kg cho đến 750 kg. Qua nhiều quá trình tiến hóa, chọn lọc di truyền, ứng dụng các thành tựu về di truyền học hiện đại, đã tạo nên giống bò sữa HF trắng đen năng suất cao. Đây là giống bò lấy sữa chủ lực của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và là một trong những biểu tượng của giống bò sữa.

 

Mẫu thực hành sinh học 9 bài 39-2 

Bò sữa Hà Lan là giống bò sữa phổ biến nhất hiện nay

 

Bò lai Sind là giống bò hình thành do kết quả tạp giao giữa bò đực là Bò Sindhi đỏ với bò vàng Việt Nam. Bò Red Sindhi hay Shindhi đỏ là một giống bò thịt thuộc giống bò Zebu và xuất xứ từ từ tỉnh Sind của nước Pakistan. Bò lai Sind có tầm vóc trung bình so với các giống bò ở Việt Nam, đa số khỏe mạnh, màu lông vàng hoặc đỏ sẫm. Học sinh tìm hiểu và điền thông tin thực hành vào mẫu như tiết sinh 9 bài 38

Bò Sind có lông màu cánh gián, con đực trưởng thành nặng 450–500 kg, con cái nặng 320–350 kg. Khối lượng sơ sinh 20–21 kg. Đặc điểm nổi bật của bò lai Sind thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng gian khổ, ít bệnh tật. Bò lai Sind được nuôi để lấy thịt và sữa. Bò lai Sind có đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống,yếm và rốn rất phát triển, u vai nổi rõ, lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đa số đuôi dài và đoạn chót không có xương. Đây là giống bò kiêm dụng cho thịt và sữa.

Năng suất sữa khoảng 1200-1400kg/ 240-270 ngày, mỡ sữa: 5­5,5%. Có thể dùng làm nền để lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt. Tỉ lệ thịt xẻ 48­49% (bò thiến). Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng thịt. Bò này có khả năng cày kéo tốt: sức kéo trung bình 560-600N, tối đa: cái 1300-2500N, đực 2000-3000N. Bò lai Sind thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật.

 

3, Thực hành sinh học 9 bài 39 – Lợn ỉ Móng Cái và Lợn Bớc - sai:

Lợn ỉ Móng Cái là giống lợn được lai giữa lợn ỉ và lợn Móng Cái. Về đặc điểm bên ngoài của lợn ỉ Móng Cái, giống lợn này có đầu đen, lưng và mông màu đen, đặc biệt là mảng đen ở hông kéo dài xuống nửa bụng bịt kín mông và đùi. Khả năng nổi bật của lợn ỉ Móng Cái là khả năng tích lũy mỡ sớm hơn so với mặt bằng chung những giống lợn khác.

Lợn ỉ Móng Cái cũng khá dễ nuôi, ăn tạp. Ngoài ra, nó còn có khả năng chịu nóng cực tốt, đây là đặc điểm vô cùng phù hợp với khí hậu đặc trưng của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa ẩm, quanh năm có nhiệt độ trung bình tháng cao. Đặc biệt là mùa hè dài, nóng bức, gây khó khăn cho vật nuôi. Lợn ỉ Móng Cái có sức chịu nóng tốt rất phù hợp với tình hình điều kiện thời tiết Việt Nam. Hướng sử dụng của lợn ỉ Móng Cái: Dùng làm con giống.

Lợn Bớc – sai cũng là một giống lợn lai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân chăn nuôi. Nguồn gốc của giống lợn này là từ nước Anh, cụ thể là vùng Bớc – sai.

 

Mẫu thực hành sinh học 9 bài 39-3 

Hình ảnh lợn Bớc - sai theo Wikipedia

Tương tự như lợn ỉ Móng Cái, nó cũng có sức chịu nóng cực kì tốt. Bởi thế nên nó đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam. Trong tiết sinh học 9 bài 39, học sinh sẽ tìm hiểu về tính trạng nổi bật của lợn Bớc – sai còn nằm ở chất lượng thịt. Nó đem lại chất lượng thịt cao cho người chăn nuôi. Tỉ lệ nạc cao, tích mỡ ít là một trong những điểm mạnh đặc trưng của lợn Bớc – sai. Ngoài ra, lợn Bớc – sai còn có sức sinh sản cao, giúp tăng sản lượng thịt. Có thể nói lợn Bớc – sai là giống lợn mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hướng sử dụng của lợn Bớc – sai: Dùng làm con giống để lai với lợn nái ỉ địa phương.

Trên đây là nội dung tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng trong tiết sinh học 9 bài 39. Học sinh làm bài thực hành theo mẫu sách giáo khoa và nộp cho giáo viên.

 

Mẫu thực hành sinh học 9 bài 39-4

Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Sinh học 9, mời các em liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: