Dàn ý chi tiết cho 2 đề nghị luận văn học vợ nhặt hay thi nhất

06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Dàn ý chi tiết cho 2 đề nghị luận văn học vợ nhặt hay thi nhất

Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1945 với nạn đói lịch sử đã cướp mắt tính mạng của hơn 2 triệu người dân Việt Nam. Qua bài nghị luận văn học vợ nhặt ta thấy được sự tàn bạo của chế độ phong kiến thực dân đẩy con người bước vào đường cùng; khiến thân phận con người trở nên rẻ rúng như chính nhan đề "Vợ nhặt"

1. Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bối cảnh của truyện ngắn là nạn đói năm 1945. Do mất bản thảo nên đến 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” để viết thành truyện ngắn “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí”.

b. Nhan đề

Theo phong tục của người Việt Nam, dựng vợ gả chồng là việc trọng đại trong cuộc đời của mỗi con người. “Nhặt” là nhặt nhạnh những cái nhỏ bé, ít giá trị. Vậy mà trong nạn đói, một hiện tượng oái oăm, đầy nghịch lí xảy ra: vợ cũng có thể nhặt nhạnh vu vơ ngoài đường như cọng rơm, cọng rác.

Nhan đề này gợi sự cảm thương trước thân phận bèo bọt, rẻ rúng của con người và bày tỏ sự bất bình, căm giận xã hội phong kiến thực dân tàn bạo đã đẩy con người bước vào đường cùng, vừa thể hiện được giá trị hiện thực lại vừa mang giá trị nhân đạo.

Nhan đề còn thể hiện rõ luận điểm bài Vợ nhặt là hướng tới khát vọng yêu thương, hạnh phúc, đùm bọc của những người nông dân trước Cách mạng.

c. Tình huống truyện

Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở tính. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ “ế vợ” rất rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ.

Trong hoàn cảnh đó, Tràng “nhặt” được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Qua nghị luận văn học vợ nhặt tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.

Nghị luận văn học Vợ nhặt đề 1: phân tích nhân vật Tràng

Tuy có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng Tràng là một chàng trai hiền lành, tốt bụng, luôn khao khát có được hạnh phúc và có trách nhiệm với gia đình, người thân của mình.

Lai lịch

Qua phần mở đầu nghị luận văn học vợ nhặt, Tràng hiện lên là một chàng trai với ngoại hình xấu xí, thô kệch: lưng như lưng gấu, hai mắt nhỏ tí gà gà, quai hàm bạnh,... Anh là dân ngụ cư nghèo khổ, làm nghề đẩy xe bò thuê, sống với một người mẹ già là bà cụ Tứ.

Tràng là một con người vô tư, nông cạn. Anh hay chơi đùa với lũ trẻ con trong xóm. Đến chuyện lấy vợ Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát và qua vài lần suy nghĩ nhanh lẹ.
Chẳng mấy ai thèm nói chuyện cùng anh ta, trừ lũ trẻ con hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.

Phẩm chất

a. Tràng là một người hiền lành, tốt bụng

Lúc đầu, anh chỉ đùa vui cho đỡ nhọc, ai ngờ có người đẩy xe giúp thật. Anh động lòng thương khi gặp lại người đàn bà bị cái đói tàn phá cả nhân hình lẫn nhân cách. Vì thế anh cho Thị ăn những bốn bát bánh đúc.

Tràng hỏi đùa “có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về”, vậy mà “nhặt” được vợ thật. Anh chợt nghĩ đến cái đói, cái chết thì trót “đèo bòng”. Thế rồi Tràng vẫn “Chậc, kệ” và dẫn Thị về nhà.

b. Tràng là một người có khao khát mãnh liệt về hạnh phúc

Diễn biến tâm lý của Tràng hiện rõ lên qua từng hành động nhờ việc phân tích bài văn Vợ nhặt ở từng giai đoạn.

Trên đường về nhà Tràng có những hành động, cử chỉ lạ thường: mặt phởn phơ, vênh lên tự đắc; miệng cười tủm tỉm, mắt sáng lên lấp lánh. Sự thay đổi tâm lí của Tràng: ngượng ngập, lúng túng, định nói với Thị một vài câu thật tình tứ nhưng chẳng biết nói thế nào.

Khi về đến nhà thì Tràng lại bối rối, ngượng nghịu; nôn nóng, háo hức chờ mẹ về để thưa chuyện; nóng lòng, hồi hộp khi thưa chuyện với mẹ và thở phào vui mừng khi mẹ đồng ý.

Sáng hôm sau cả người Tràng êm ái, lửng lơ như người ở trong giấc mơ đi ra. Yêu thương, gắn bó với ngôi nhà và gia đình.

c. Tràng là một người sống có trách nhiệm

Anh nhận thức và ý thức được trách nhiệm của mình với vợ con. Anh muốn làm gì đó để tu sửa lại căn nhà. Anh cảm thông với nồi chè khoán của mẹ, ý tứ không nhìn mặt nhau và cố gắng nuốt miếng chè cám dù nghẹn bứ cổ.

d. Tràng là người luôn có niềm tin vào tương lai

Nghị luận văn học vợ nhặt ta thấy hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới xuất hiện trong đầu Tràng ở cuối truyện thể hiện niềm tin của anh vào Cách mạng, vào tương lai tươi sáng. Anh muốn đi phá kho thóc Nhật cùng mọi người. Chi tiết này thể hiện sự thức tỉnh của người nông dân về nỗi khổ của mình và ý thức đấu tranh nhưng vẫn còn mờ nhạt.

Tràng là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, biết nâng niu, trân trọng hạnh phúc, có ý thức, trách nhiệm với gia đình, có niềm tin, hi vọng đổi đời.

Nghị luận văn học Vợ nhặt đề 2: phân tích nhân vật người vợ nhặt

Lai lịch

Người đàn bà không được giới thiệu rõ ràng: không tên tuổi, không quê quán, không tài sản, không nghề nghiệp,...

Ngoại hình thị trong mắt Tràng là điều duy nhất được miêu tả nhưng lại thảm hại đến đáng thương: Lần đầu gặp thì gầy yếu, xanh xao; Lần hai gặp thì quần áo tả tơi như tổ đỉa, người gầy sọp, mặt lưỡi cày xám xịt lại.

Vợ nhặt nhận thấy chị là điển hình cho những con người tội nghiệp, đói nghèo của xã hội trong nạn đói năm 1945.

Tính cách

Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người chua ngoa, đanh đá

Lần đầu nghe Tràng cất tiếng hò bông đùa, thị đã cong cớn, ton ton chạy lại. Lần thứ hai gặp lại Tràng, thị sầm sập chạy đến, sưng sỉa nói: “Điêu, người thế mà điêu”. Được Tràng mời ăn thì mắt sáng lên, ngồi sà xuống và cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc. Qua nghị luận văn học vợ nhặt ta thấy thị là người chao chát, chỏng lỏn, chua ngoa và có phần vô ý tứ.

Người vợ nhặt là điển hình cho con người trong năm đói. Cái đói đã tàn phá cả ngoại hình lẫn nhân phẩm của con người. Nhưng với khao khát hạnh phúc và khao khát sống mãnh liệt, người vợ nhặt đã thay đổi hoàn toàn. Từ một con người chao chát, chỏng lỏn, vô ý, thị đã biết ý tứ, thẹn thùng, biết vun vén và chăm sóc mái ấm bằng bàn tay một người vợ hiền, dâu thảo.

Khi trở thành vợ Tràng, thị đã thay đổi, là một người khao khát hạnh phúc

Khi theo Tràng về nhà, người vợ nhặt rón rén, ý tứ đi sau chồng, lấy cái nón che nửa mặt. Khi về đến nhà, thị đảo mắt nhìn xung quanh nhà và ý tứ nén một tiếng thở dài khi chứng kiến hoàn cảnh gia đình chồng bần túng. Thị chỉ dám ngồi mớm xuống mép giường chứ không dám thoải mái. Thị lễ phép chào khi gặp bà cụ Tứ.

Sáng hôm sau người vợ nhặt dậy từ sớm để dọn dẹp sân vườn, nhà cửa. Đón lấy bát chè khoán từ bà cụ Tứ, điềm nhiên cho vào miệng chứ không hề tỏ thái độ dù đó là phản ứng rất tự nhiên. Qua nghị luận văn học vợ nhặt, ta thấy người vợ đã biết khao khát và gìn giữ tình yêu, hạnh phúc và sự sống.

Sự xuất hiện của người vợ nhặt vô danh nhưng không hề vô nghĩa đã đem tới cho xóm ngụ cư và gia đình Tràng một luồng gió mới để xua đi những u ám bủa vây. Qua cách phân tích bài văn Vợ nhặt, nhân vật người vợ nhặt đã thể hiện sâu sắc tấm lòng đồng cảm, xót thương và trân trọng của nhà văn.

Kết luận

Qua nghị luận văn học vợ nhặt ta đã hiểu rõ được tính cách và diễn biến tâm lý của hai nhân vật Tràng và người vợ nhặt. Họ đều là những người có tâm hồn đẹp, khao khát sự hạnh phúc và có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Dù họ có phải sống trong thời kỳ tối tăm nhất của xã hội. Ánh sáng tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: