Hướng dẫn 3 bước làm đề văn phân tích nghị luận về nhân vật văn học

28/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn 3 bước làm đề văn phân tích nghị luận về nhân vật văn học

Nghị luận về nhân vật văn học là dạng đề văn rất phổ biến trong đề thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên khi làm dạng bài này, khó khăn mà phần nhiều các bạn học sinh thường gặp là không biết cách sắp xếp và triển khai ý, không nhớ hết dẫn chứng, hạn chế trong vốn sống, vốn từ ngữ diễn đạt.

 

Hôm nay CCBOOK sẽ gửi đến các em cách viết từng phần cho một đề văn nghị luận nhân vật văn học này nhé. Mỗi phần sẽ có bao gồm ví dụ cụ thể và đoạn văn mẫu. Các em hãy đọc kĩ để biết phương pháp áp dụng vào từng bài làm của mình nhé

 

Nghị luận văn học chí phèo: sự tha hóa và thức tỉnh

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

Hướng dẫn phân tích chi tiết 3 khía cạnh nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

 

Nghị luận về nhân vật văn học

 

Cách viết mở bài cho đề nghị luận về nhân vật văn học

+ Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận

 

Mở bài mẫu cho đề văn: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân 
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

 

Cách viết thân bài cho đề nghị luận về nhân vật văn học

Phần 1: Giới thiệu khái quát

Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm và dẫn dắt tới nhân vật văn học cần nghị luận

 

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Phần 2: Phân tích nhân vật văn học

 

Có thể chia nhỏ thành các luận điểm:

+ Cuộc đời, Số phận, hoàn cảnh gia đình

+ Ngoại hình

+ Tài năng

+ Tính cách, quan điểm sống,..

+ Phẩm chất

+ Diễn biến tâm trạng.

+ Hành động, lời nói

+ Mối quan hệ với cộng đồng, xã hội

Lưu ý khi làm bài nghị luận về nhân vật văn học

 

- Mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng theo một phương thức riêng. Có nhân vật thiên về hành động (ví dụ Trương Phi - Tam quốc diễn nghĩa ), có nhân vật thiên về diễn biến tâm trạng và hành động (Mị - Vợ chồng A phủ), hoặc có nhân vật lại thiên về diễn biến tâm trạng (Bà cụ Tứ - Vợ Nhặt), hoặc có những nhân vật kịch (Trương Ba, Vũ Như Tô) lại thiên về lời nói và hành động kịch.

 

Bởi vậy khi phân tích nhân vật, chúng ta không nhất thiết phải phân tích hết những luận điểm trên. Phân tích nhân vật phải đặt trong mối tương quan với các nhân vật khác, với toàn bộ thiên truyện.

 

- Đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật thì chỉ chú ý phân tích kĩ khía cạnh đó để làm nổi bật vấn đề. Không sa đà kể lể về cuộc đời, hoàn cảnh sống, ngoại hình,… của nhân vật.

 

- Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật để chứng minh nhận định thì cần chú ý phân tích những khía cạnh của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, chứng minh, làm rõ nhận định đó.

 

- Trong quá trình phân tích có thể so sánh với nhân vật khác để làm nổi bật vấn đề. Chú ý: so sánh với các nhân vật có điểm tương đồng hoặc cùng thời kì, cùng chủ đề…

 

Dàn ý mẫu cho đề văn phân tích Huấn Cao - luận điểm 1

Luận điểm 1: Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.

 

Nghị luận về nhân vật văn học

 

Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.

 

Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. 

 

 

Dàn ý mẫu cho đề văn phân tích Huấn Cao - luận điểm 2

Luận điểm 2: Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao

 

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu.

Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. 

 

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải.

 

 

Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. 

 

Phần 3: Nêu đánh giá về nhân vật

 

+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh chi tiết đi gắn liền, làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật…

 

Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau

 

3. Kết bài: Có thể đánh giá chung về nhân vật đó, khẳng định giá trị của tác phẩm.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: