Người lái đò sông Đà: Phân tích Hình tượng sông Đà hung bạo và trữ tình

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Người lái đò sông Đà: Phân tích Hình tượng sông Đà hung bạo và trữ tình

TRong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em học sinh đã biết đến nhà văn Nguyễn Tuân qua truyện ngắn Chữ người tử tù. Bước sang lớp 12, qua thiên tùy bút Người lái đò sông Đà chúng ta sẽ khám phá một phong cách mới của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng Tám: vẫn uyên bác và tài hoa nhưng 

Đề văn dưới đây sẽ đi phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, qua đó nêu lên những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

tác phẩm Người lái đò sông Đà

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà

Nhà văn Nguyễn Tuân

Quê quán: Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân

Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi… Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình.

Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.

Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”.

Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch”. Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội….

người lái đò sông đà

Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng.

Tác phẩm Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút đặc sắc in trong tập Sông Đà, xuất bản năm 1960 của Nguyễn Tuân. Trong thiên tùy bút này, Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi con người lao động Tây Bắc là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” mà còn phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà: vừa dữ dội hung bạo, vừa thơ mộng trữ tình

TOP 5 đề phân tích bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng hay thi nhất

Phân tích đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

Phân tích hình tượng con sông Đà: Tính cách hung bạo

Mở đầu

Sông Đà là một con sông độc đáo. Sự độc đáo của dòng sông này được thể hiện qua hai câu thơ của Nguyễn Quang Bích mà Nguyễn Tuân trích dẫn ở phần đề từ của tác phẩm Người lái đò sông Đà. Đó là hai câu thơ: “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”. Có nghĩa rằng: mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông, chỉ có sông Đà chảy về hướng Bắc.

Dưới ngòi bút uyên bác và tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên như một nhân vật thực tế đầy sống động với hai nét tính cách hoàn toàn đối lập với nhau. Đó là sự hung bạo và nét trữ tình xuất hiện đồng thời trên dòng sông độc nhất vô nhị này

Tính cách hung bạo của con sông Đà

Ở phía thượng nguồn sông Đà có những quãng thật hiểm trở. Đó là cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, mặt sông chỗ ấy “đúng ngọ mới có mặt trời”, có những vách đá dựng đứng cao vút trên lòng sông như một cái yết hầu. Đứng bờ bên này nhẹ tay ném hòn đá sang bên kia bờ. Lại có quãng trên sông Đà dài hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng...”. 

người lái đò sông đà

Qua thủ pháp nghệ thuật trùng điệp, nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp người đọc hình dung được sự hung bạo, dữ dội của sóng, nước, gió trên sông Đà. Đáng sợ nhất là những cái hút nước “xoáy tít đáy” giữa lòng sông Đà. Chính những cái hút nước này đã từng dìm xuống và xé tan xác nhiều bè gỗ, những con thuyền vô ý bị nó lôi tụt xuống.

Thác nước sông Đà

Sông Đà còn có những thác nước dữ dội, những thác nước ấy gầm réo với nhiều cung bậc: “nghe như là oán trách, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích... rồi nó rống lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng...”. Sông Đà còn có những quãng rất nhiều đá dữ "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục”, lập thành trùng vi thạch trận"

Toàn khung cảnh hùng vĩ và tàn bạo của con sông Đà đã được nhân dân Tây Bắc nơi đây đúc kết thành một câu thần thoại kinh điển: Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.

Để làm rõ hơn tính cách hung bạo của con sông Đà, Nguyễn Tuân còn miêu tả một trận thủy chiến sinh tử giữa người lái đò và dòng sông. Trong cuộc chiến ấy, sông Đà giống như một loài thủy quái hung ác, nham hiểm.

Phân tích hình tượng con sông Đà: Tính chất trữ tình

- Từ góc nhìn của một du khách, trong tác phẩm Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân đã đi khám phá cái đẹp khi ông được ngồi trên máy bay. Qua máy bay, Nguyễn Tuân đã nhìn xuống sông Đà và ví von “giống như cái dây thừng ngoằn ngoèo”.

- Nguyễn Tuân còn hình dung sông Đà như một thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm, dịu dàng trong xuân sắc “Sông Đà tuôn dài tuôn dài áng tóc trữ tình...đốt nương xuân”.

- Sông Đà có những quãng chảy thật hiền hòa chứ không hề tàn bạo. Cảnh vật ở hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích, vừa trù phú thơ mộng  tràn trề sức sống.

+ Nhà văn đã tưởng tượng “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Đó là những hình ảnh đậm chất trữ tình, gợi nhiều liên tưởng.

+ Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn được nhà văn gợi lên qua những hình ảnh rất nên thơ “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ... Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa...một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương đêm”.

- Vẻ đẹp trữ tình của bức tranh sông Đà còn được Nguyễn Tuân miêu tả thật sinh động, gợi cảm qua ngòi bút tài hoa “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi...”.

Sông Đà thơ mộng gợi cho Nguyễn Tuân nhớ đến những câu thơ Đường cổ kính “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh/ Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình

Con sông Đà như một cố nhân

Nguyễn Tuân đã nhìn con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà như một cố nhân. Ta có thể thấy được, tình cảm giữa nhà văn với dòng sông thật thân thiết, khi xa thì nhớ mà gặp rồi thì lại thấy thân thương

“Trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế, nó đằm thắm ấm ấm như gặp lại cố nhân”.

Phân tích nghệ thuật trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

- Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tả con sông Đà đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú.

- Miêu tả con sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.

- Khi miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, co duỗi nhịp nhàng, có lúc hối hả, gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.

Qua hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện một trái tim tràn đầy tình yêu mến đối với thiên nhiên Tây Bắc nói riêng cũng như tình yêu đất nước. Với nhà văn Nguyễn Tuân, vẻ đẹp của thiên nhiên chính là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ vô cùng tuyệt vời của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả con sông Đà bằng trái tim đầy rung cảm, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của mình.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: