Phân tích đoạn 1 Tây Tiến: Dàn ý chi tiết + Bài viết mẫu

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Phân tích đoạn 1 Tây Tiến: Dàn ý chi tiết + Bài viết mẫu

Đoạn 1 trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên Tây bắc giàu màu sắc và hình tượng người lính bộ đội cụ Hồ. Dàn ý chi tiết phân tích đoạn 1 Tây Tiến và bài tiết mẫu đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây, các em hãy cùng tham khảo nhé:

Xem thêm: 

Dàn ý chi tiết phân tích đoạn 1 Tây Tiến

Đoạn 1 bao gồm 14 câu thơ, từ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…

….

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Phân tích khổ 1 Tây Tiến

Trong 8 câu thơ đầu, từ nỗi nhớ chơi vơi về dòng sông Mã, tác giả đã làm sống dậy một thời kháng chiến gian khổ, hào hùng.

+ Về từ ngữ:

- Điệp từ “nhớ” đã ược lặp lại 2 lần với tiếng gọi đáo “ơi” rất thân thương để nhấn mạnh và tăng chiều sâu của cảm xúc.

- “chơi vơi”: ý chỉ sự trơ trọi giữa khoảng không vô định; thể hiện nỗi nhớ da diết, miên man và có phần lửng lơ khi tác giả sử dụng cụm từ “nhớ chơi vơi”.

- Cách gieo vần “ơi” thể hiện sức lan tỏa của nỗi nhớ.

Dàn ý chi tiết phân tích đoạn 1 Tây Tiến

Tác giả đã khắc họa nên một bức tranh rừng núi đầy hoang sơ và nguy hiểm.

+ Về hình ảnh:

- Sông Mã: Con sông theo suốt bước đường hành quân của người lính.

- Rừng núi: Thiên nhiên gắn bó và luôn đồng hành cùng với người lính.

Qua đây, tác giả muốn thể hiện nỗi nhớ mênh mông, tha thiết tạo nên âm hưởng của bài thơ, tạo nên chất riêng của bài thơ.

- Các địa danh đã được sử dụng: Sài Khao, Mường Lát; con đường hành quân được miêu tả bằng những từ ngữ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” thể hiện sự gian khổ, nguy hiểm trên đường hành quân.

Sự hi sinh bi tráng được thể hiện trong 4 câu thơ tiếp theo qua các từ ngữ: anh bạn; không bước nữa; bỏ quên đời và sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh để giảm bớt sự đau thương. Bên cạnh đó khắc họa nên một bức tranh rừng núi đầy hoang sơ và nguy hiểm qua các từ ngữ: thời gian (chiều chiều, đêm đêm); không gian (thác gầm thét, cọp trên người).

Hai câu cuối thể hiện hình ảnh khói cơn nếp Mai Châu ùa về trong tâm trí khiến cho nỗi nhớ càng đong đầy hơn với những con người Tây Bắc hồn hậu, những tấm lòng thơm thảo.

Nghệ thuật đoạn 1 Tây Tiến

Trong khổ thơ 1, nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách dử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm để khắc họa một bức tranh giàu màu sắc, đường nét.

Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

phân tích đoạn 1 Tây Tiến

Tái hiện lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

+ Nghệ thuật hài thanh: Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở.

+ Thơ mộng, trữ tình: với các từ ngữ độc đáo, ấn tượng: “hoa về” chứ không phải “hoa nở”; “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”.

Tìm đọc thêm: 

Bài viết mẫu phân tích đoạn 1 Tây Tiến

Để làm tốt bài văn phân tích hay cảm nhận của anh chị về khổ thơ 1 Tây Tiến, các em cần lên dàn ý chi tiết; note các ý cần triển khai ra nháp trước khi đặt bút viết. Hãy tham khảo ngay bài viết mẫu dưới đây:

Mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã anh hùng – dòng sông nhân chứng, người bạn tri kỉ dõi theo suốt bước đường hành quân của những người lính Tây Tiến. Dường như, nỗi nhớ đã âm ỉ cháy trong tâm khảm người chiến sĩ – chiến sĩ để ngay khi được bộc lộ, nỗi nhớ ấy tràn ra đầu ngòi bút thành tiếng gọi thân thương:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Điệp từ “nhớ” lặp đi lặp lại hai lần và tiếng gọi “ơi” đầy thân thương đã nhấn mạnh chiều sâu cảu cảm xúc. Âm hưởng của vần “ơi” ngân dài hư vọng ra những kỉ niệm của một thời xa vắng, nhớ thương. Núi cao, vực thẳm, sông sâu, thác cuộn… Tất cả ùa về trong tiềm thức người lính, kết đọng thành nỗi nhớ bâng khuâng, miên man, da diết – “nhớ chơi vơi”. Đó là một nỗi nhớ mơ hồ nhưng rất cụ thể. Nó bồng bềnh trong không gian, trải dài trong thời gian và đi sâu vào kí ức như một kỉ niệm chẳng thể nguôi quên. Từ nỗi nhớ ấy, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà không kém phần trữ tình, lãng mạn cứ dần hiện lên (được thể hiện trong 6 câu thơ tiếp theo)

Nỗi nhớ Tây Tiến như một thước phim trong tâm ảnh lần lượt quay về với những địa danh mà người lính đã từng đặt chân qua. Đó là Sài Khao, là Mường Lát, là Pha Luông, là Châu Mộc… với những từ ngữ thể hiện sự nguy hiểm của núi rừng trên đường hành quân.

Bài viết mẫu phân tích đoạn 1 Tây Tiến  

Con đường hành quân "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”

Đặc biệt trong câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, dường như có sự chuyển động căng đầy ra hai phía: Núi cao chất ngất, vực sâu khôn cùng để lại khoảng trống về một Tây bắc dữ dội, huyền bí như một ẩn số đối với con người. Con đường hành quân của người lính Tây Bắc khiến ta liên tưởng đến con đường chinh chiến của người chinh phu nơi chiến trận thuở nào:

“Hình khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”

Trên nền bức tranh con đường hành quân đầy gian khổ, hình ảnh người lính Tây Tiến trực tiếp xuất hiện đầy bi tráng trong 2 câu thơ:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Tác giả không hề né tránh hiện thực khốc liệt, đó là sự hi sinh của những người lính trên chặng đường hành quân nhưng lại nhẹ nhàng hóa những cái chết bằng hai âm điệu trầm trong bản nhạc “Tây Tiến”.

Tây Bắc hoang sơ, huyền bí đã đi vào tiềm thức của người lính với biết bao hiểm nguy rình rập:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

“Chiều chiều”, “đêm đêm” là những từ láy chỉ thời gian có ý nghĩa chuyển giao liên tục cũng là liên tiếp những khó khăn mà người lính phải đối mặt. Ban ngày thì lội suối trèo đèo, băng rừng vượt núi; chiều về rùng mình ghê sợ trước sự trỗi dậy của thác nước, tiếng gầm thét của thác đổ như oai linh ngự trị, trùm phủ cả núi rừng; đêm đến phải đối mặt với chim kêu, vượn hú, thú dữ hoành hành, dường như trên đất Mường Hịch vẫn còn lởn vởn đâu đây dấu chân cọp dữ. Xoa dịu đi cảm giác sợ hãi về một Tây Bắc dữ dằn là hai câu thơ nhiều thanh bằng lại ấm tình quân dân:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Từ nổi nhớ chơi vơi về dòng sông Mã, Quang Dũng đã làm sống dậy một thời kháng chiến gian khổ, hào hùng. Với nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm, đoạn thơ mở đầu đã khắc họa một bức tranh giàu màu sắc, đường nét được vẽ bằng bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ, thi sĩ Quang Dũng. Bằng bút pháp hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc, chất thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở; khắc nghiệt; hùng vĩ; thơ mộng. Ở đó đoàn quân tây Tiến hào hùng đã trải qua cuộc hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ, thơ mộng. Ở đó đoàn quân Tây Tiến hào hùng đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ, mất mát nhưng cũng rất lãng mạn và ấm áp tình người.

Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu phân tích đoạn 1 Tây Tiến. Tài liệu trong bài viết được trích từ cuốn tài liệu “Đột phá 8+ môn Ngữ văn kì thi THPT Quốc Gia”. Để nhận được tư vấn chi tiết hơn về sách tham khảo, các em hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối bài viết.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: