Hướng dẫn chi tiết cách làm đề văn phân tích Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du

06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn chi tiết cách làm đề văn phân tích Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du

Khi nhắc đến Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc, người ta thường nhớ tới Truyện Kiều – một thiên tuyệt tác của ông. Song ngoài Truyện Kiều, Nguyễn Du còn có nhiều tác phẩm khác. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Đọc tiểu thanh kí. Trong quá trình phân tích đọc tiểu thanh kí ta sẽ hiểu được tấm lòng nhân đạo, lòng trắc ẩn của Nguyễn Du với những người con gái tài hoa, xinh đẹp song bạc mệnh và gặp nhiều trắc trở.

Phân tích toàn bộ đề văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí

Đọc tiểu thanh kí được Nguyễn Du lấy cảm hứng từ một người con gái thời Minh. Nàng tên là Tiểu Thanh, vốn tài hoa nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên bị gả vào nhà giàu làm vợ lẽ. Cũng chính từ đây bi kịch bắt đầu khi bị vợ cả ghen ghét và bắt nàng sống tách biệt ở một nơi.

Khi tìm hiểu và tiến hành viết bài văn phân tích đọc tiểu thanh kí, ta được biết rằng trong những năm tháng đó nàng Tiểu Thanh đã dành thời gian để viết nên hàng trăm bài thơ bày tỏ nỗi niềm cô đơn, lẻ bóng của mình. Cũng vì quá đau buồn mà nàng đã qua đời khi tuổi còn rất trẻ và càng thêm bi thảm hơn khi mà những bài thơ mà nàng viết đã bị vợ cả đem đi đốt và chỉ còn sót lại một số bài sau này được chép lại.

Nguyễn Du gọi đó là “phần dư”. Khi ông đọc những bài thơ ấy và động lòng trắc ẩn, cảm thấy thương cảm cho số phận của nàng nên đã viết bài thơ này. Có thể nói tấm lòng nhân đạo của nguyễn du qua đọc tiểu thanh kí đã được thể hiện một cách trọn vẹn.

Hướng dẫn phân tích đọc tiểu thanh kí hai câu thơ đầu

Mở đầu bài thơ nhà thơ đã gợi ra không gian mà nàng Tiểu Thanh đã sống cho đến khi trút hơi thở cuối cùng:

“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”

Cảnh vốn dĩ đẹp nay trở nên hoang tàn, heo hút và tạo nên sự ám ảnh cho người đọc. Tây Hồ nơi cảnh đẹp hữu tình có hồ, có núi non nhưng nay lại trở thành “gò hoang”. Chính nơi đẹp đẽ ấy đã trở thành cái lồng giam, trở thành nơi chôn vùi tuổi thanh xuân của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh.

Tại nơi đây người con gái ấy đã có những chuỗi ngày chịu đựng sự cô đơn giày vò. Khi phân tích đọc tiểu thanh kí ta có thể mường tượng ra khung cảnh có một người con gái đang ngồi ngẩn ngơ, thổn thức bên song cửa.

Nỗi cô đơn chất chứa không có một ai để tâm sự, giãi bày khiến cho nàng chỉ biết gửi gắm vào những mảnh giấy tàn bằng những vần thơ. Cuộc đời của nàng Tiểu Thanh cũng giống với biết bao người con gái hồng nhan nhưng bạc mệnh khác.

Phân tích đọc tiểu thanh kí hai câu thơ 3 và 4

Có lẽ do sự đồng cảm với một tâm hồn thi sĩ nên nhà thơ như thấy linh hồn đang vương vấn đâu đây:

“Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương”

Son phấn chính là những đồ dùng quen thuộc, gắn liền với người phụ nữ, giúp họ trở nên đẹp đẽ hơn. Nhà thơ Nguyễn Du đã dùng “son phấn” làm hình ảnh ẩn dụ để nói lên sắc đẹp của người con gái. Ngang trái thay cái đẹp ấy lại bị vùi dập một cách không thương tiếc khiến cho dù có bị “chôn” cũng vẫn còn phẫn hận. Son phấn vốn là vật vô tri, vô giác nhưng nhà thơ lại thấy bóng dáng của nàng Tiểu Thanh nên cho rằng nó vốn có “thần”.

Những trang thơ mà nàng gửi gắm tâm tình nay bị người ta đốt cháy hết chỉ còn lại một vài mảnh giấy tàn. Những nhận định về bài thơ đọc tiểu thanh kí thường xoáy sâu vào sự hủ bại, bất nhân của xã hội phong kiến với người phụ nữ. Chỉ qua hai câu thơ nhưng chúng ta cũng có thể cảm nhận được sâu sắc cái xã hội phong kiến thối nát ấy không chỉ cướp đi tuổi thanh xuân của người con gái mà còn chôn vùi, hủy hoại một tài năng

Hướng dẫn phân tích đọc tiểu thanh kí hai câu thơ 5 và 6

Nhắc đến đây Nguyễn Du không khỏi cảm thấy thương xót cho số phận của nàng Tiểu Thanh:

“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang”

Đó là sự tuyệt vọng, là nỗi bi ai, ai oán đến tận tâm can. Bấy giờ không ai có thể thấu hiểu nổi khổ ải, oan trái của nàng. Hỏi trời, trời không thấu, cũng chẳng ai hay. Có chăng chỉ trách kẻ bạc tình kia mà thôi. Chính tiếng than ấy khiến cho người đọc day dứt, ám ảnh mãi không thôi.

Hướng dẫn phân tích đọc tiểu thanh kí hai câu thơ cuối

Từ số phận bi thảm cùng tài hoa bị vùi dập của nàng Tiểu Thanh, nhà thơ đã tự suy nghĩ về cuộc đời mình và đưa ra câu hỏi:

“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?”

Tố Như là tên chữ của Nguyễn Du. Hai câu thơ kết bài là lời tự vấn của Nguyên Du sau khi biết đến nàng Tiểu Thanh. Một câu hỏi chứa đựng sự xót xa, ngậm ngùi cho số phận của nàng Tiểu Thanh và cho chính bản thân tác giả.

Nàng Tiểu Thanh sau khi rời xa trần thế mặc dù bị vùi dập tài năng, mặc dù chôn vùi tuổi xuân và qua đời từ khi còn rất trẻ nhưng những “phần dư” nàng để lại vẫn khiến bao người đời xót xa, thương cảm. Thậm chí chính nhà thơ, một người cách thế hệ nàng Tiểu Thanh đến ba thế kỷ nhưng vẫn có sự đồng cảm cho nàng.

Phân tích câu thơ cuối

Đây có thể nói là hai câu kết đắt giá khép lại bài thơ Đọc tiểu thanh kí. Một số đề bài về đọc tiểu thanh kí cũng thường hỏi về hai câu thơ này. Vậy liệu rằng cũng ba trăm năm sau có ai còn nhớ tới ông hay không, nhớ tới tài năng mà ông đã cống hiến hay không? Câu hỏi như xoáy vào tâm can của người đọc và thực tế đã chứng minh cho đến bây giờ thì tài năng và những giá trị mà Nguyễn Du để lại vẫn luôn được trân trọng và ngợi ca.

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Ký đã mang lại những nỗi niềm thương cảm, đồng cảm với những con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Qua phân tích đọc tiểu thanh kí ta còn thấy được nhà thơ đã mạnh mẽ lên án xã hội phong kiến tàn ác đã nhẫn tâm vùi dập và đẩy con người ta vào bước đường cùng, không lối thoát và hủy hoại tài năng của họ.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: