Dàn ý + văn mẫu đề văn phân tích Tây Tiến đoạn 1 cực chi tiết

28/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Dàn ý + văn mẫu đề văn phân tích Tây Tiến đoạn 1 cực chi tiết

Tây Tiến là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Quang Dũng. Đây cũng là một trong những đề văn trọng tâm thi học kì, thi THPT Quốc gia,... Dưới đây là hướng dẫn phân tích Tây Tiến đoạn 1 chi tiết nhất dành cho 2k3 ôn thi. Chúc các em ôn tập hiệu quả

phân tích Tây Tiến đoạn 1

Xem thêm: Dàn ý phân tích hình ảnh chân dung người lính tây tiến

Văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến chi tiết 3 phần

Bố cục của bài thơ Tây Tiến

Phần 1: gồm 14 câu thơ đầu: Nội dung của đoạn này miêu tả cuộc hành quân của các chiến sĩ và khung cảnh núi rừng Tây Bắc

Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo: nêu lên những kỉ niệm đẹp của tác giả đối với đồng đội ở chiến khu

Phần 3: 7 câu thơ tiếp theo: đoạn thơ nói về nỗi nhớ da diết của tác giả với đồng đội với chiến khu.

Phần cuối: Sự gắn bó của tác giả với Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng nổi bật trong nội dung tư tưởng cũng như tính nghệ thuận của tác phẩm chính là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng. Bên cạnh đó, nó còn được thể hiện qua tô đậm cái phi thường và ấn tượng mạnh mẽ về những người anh hùng. Cảm hứng bi tráng trong Tây Tiến được thể hiện qua thủ pháp cường điệu hóa và đối lập hóa được dùng rộng rãi trong toàn bài.

Bài thơ gồm 4 đoạn, mỗi đoạn mang một cảm xúc, nội dung khác nhau, nhưng giữa các đoạn vẫn có sự liên kết mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ Tây Tiến được viết trong hoàn cảnh nỗi nhớ đa diết của nhà thơ đối với đồng đội, đốiv ới đoàn quân tây tiến. Những nỗi nhớ ấy, gắn liền với khung cảnh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc. Tây Tiến – Quang Dũng được viết bằng hồi ức, trong hồi ức ấy chất chứa nỗi nhớ đồng đội, những kỉ niệm, hình ảnh đồng đội… không thể nào quên.

Hướng dẫn phân tích Tây Tiến đoạn 1: Nỗi nhớ chơi vơi về Tây Tiến

Quang Dũng đã chọn nỗi nhớ da diết để mở đầu cho bài thơ Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Khi phân tích Tây Tiến đoạn 1, nỗi nhớ đồng đội cũ, đơn vị cũ không thể dấu nổi, nhà thơ đành thốt lên thành lời. Hai chữ “chơi vơi” là sự thể hiện nỗi nhớ, đến mòn mỏi, đó cũng chính là khơi nguồn cho mạch cảm xúc của các câu thơ tiếp theo.

hai câu thơ cuối có sự đối xứng, đã thể hiện tinh thần vừa hào hùng (đoàn quân) lại vừa lãng mạn (hoa về). Sự lãng đãng của sương gió núi rừng còn được lãng mạn hóa bằng cụm từ giàu hình ảnh "đêm hơi"

Phân tích Tây Tiến đoạn 1 khổ 2

Hình ảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm… liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ khổ 2

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Với 4 câu thơ, nhưng tác giả đã vẽ nên một bức tranh hoành tráng về sự hùng vĩ nhưng không kém phần hiểm trở, heo hút của núi rừng Tây Bắc. Tác giả sử dụng những từ láy “khúc khuỷu”, “heo hút” mang đầy giá trị tạo hình càng tô đậm nên sự đắc địa hiểm trở của núi rừng.

phân tích Tây Tiến đoạn 1  

Những khó khăn gian khổ trên con đường hành quân được nhà thơ miêu tả rõ nét qua đoạn thơ thứ hai

Khi phân tích Tây Tiến đoạn 1 câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Bốn câu thơ có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo nên một âm hưởng mạch thơ vô cùng đặc biệt. Ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc nhưng sang đến câu thứ tư được vẽ bằng một nét rất mềm mại chỉ toàn vần bằng, làm xoa dịu đi tâm hồn của người đọc.

Phân tích Tây Tiến đoạn 1 khổ 3

Tiếp đến, vẻ hoang vu, dữ đội và đầy ghê rợn của núi rừng miền Tây xuất hiện dưới ngòi bút của Quang Dũng trở nên bi hùng hơn. Những hình ảnh ấy, không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến thơ lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Bên cạnh đó là những tên những địa điểm xuất hiện: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch… chỉ nghe đến những địa điểm này cũng một phần nào hiểu được sự xa xôi hiểm trở của núi rừng nơi đây.

Hai câu cuối khổ thơ là sự thể hiện cảnh tượnng thật đầm ấm, sau bao nhiêu gian khổ vượt qua biết bao núi đèo, hiểm trở, những người lính của đoàn quân Tây Tiến được tạm nghỉ chân, tại một bản làng nào đó là được quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Hương thơm của nồi nếp xôi ở Mai Châu làm xua tan đi vẻ mệt mỏi, cực nhọc trên gương mặt người lính.

Kết luận

Qua phân tích Tây Tiến đoạn 1, ta thấy hiện lên hình ảnh những người lính Tây Tiến vì nghĩa vụ cao cả, đi không hẹn ước, sẵn sàng hi sinh tính mạng, tuổi thanh xuân của mình để mang đến độc lập và hòa bình cho đất nước. Bài thơ Tây Tiến qua ngòi bút của nhà thơ Quang Dũng thể hiện sâu sắc nỗi nhớ nhung vô hạn của các đồng đội, chiến trường xưa. Tây Tiến – một bài thơ kháng chiến bất hủ.

Sau khi phân tích Tây Tiến đoạn 1, người viết cần dẫn dắt sang đoạn thơ thứ hai. Cụ thể, nó mở ra một thế giới khác của núi rừng miền Tây. Núi rừng miền tây xuất hiện ở đoạn thơ thứ hai này khiến cho người đọc không khỏi cảm thấy bất ngờ. Đó chính là vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền Tây. Phải chăng hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa. Cảnh vật ấy, những con người ấy qua lời thơ của Quang Dũng càng trở nên lung linh hơn, huyền ảo và có hồn hơn

Phụ lục: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Quang Dũng gia nhập bộ đội. Năm 1947, ông tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ đại đội trưởng. Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá.

Ngày ấy nơi đây còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao sông sâu. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến năm ấy chủ yếu là học sinh, trí thức ra đi từ những mái trường, từ phố phường Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các anh vẫn phơi phới tinh thần lạc quan anh hùng.

Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn nhà thơ viết nên bài thơ “Tây Tiến”.

Khi phân tích Tây Tiến đoạn 1 em có thể đề cập đến hoàn cảnh sáng tác để làm rõ hơn tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như nội dung, hình ảnh nghệ thuật được đề cập trong tác phẩm.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: