So sánh văn học 12: Người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
So sánh văn học 12: Người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài

So sánh văn học là dạng đề tuy không thường ra nhưng lại khiến nhiều thí sinh bối rối bởi sự phức tạp hơn hẳn so với những đề văn thông thường. Dưới đây là một đề văn dạng so sánh văn học tiêu biểu rất dễ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

Dàn ý chung cho các bài văn nghị luận văn học dạng so sánh 2 tác phẩm

Văn mẫu phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài chi tiết nhất


CÁCH MỞ BÀI cho một đề so sánh văn học


Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm


– Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống “nhặt vợ” độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.


– Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.

THÂN BÀI phần 1: Nhân vật người vợ nhặt


– Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.


– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.

Dàn ý chi tiết cho 2 đề nghị luận văn học vợ nhặt hay thi nhất


THÂN BÀI phần 2: Nhân vật người đàn bà hàng chài


– Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.


– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.

Ôn tập toàn bộ đề văn về Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu


THÂN BÀI phần 3: So sánh


– Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực…
– Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình…


THÂN BÀI phần 4: Lý giải sự khác biệt


+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)


KẾT BÀI


– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)

Trong quá trình làm đề so sánh văn học, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau. Hoặc chỉ trong bước so sánh văn học, học sinh có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì bài viết không khéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt nhất là thực hiện tuần tự như trong dàn ý khái quát.

Đột phá 8+ Ngữ văn 2020: Sách ôn thi có cấu trúc bám sát khung đề thi THPT Quốc gia chuẩn

Với mục tiêu chinh phục mức điểm 8 của kỳ thi THPT Quốc gia, sách Đột phá 8+ Văn phiên bản mới nhất đã được viết theo đúng cấu trúc đề thi chuẩn của Bộ Giáo dục. Trong phần Nội dung trọng tâm, cuốn sách được chia làm 3 phần tương ứng với 3 mục trong đề thi chính thức

Tải sách TẠI ĐÂY

Sách Đột phá 8+ Văn được thiết kế bám sát cấu trúc đề thi THPT Quốc gia với 3 phần chính: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học

Phần 1: Đọc hiểu

Đề Đọc hiểu gồm 1 đoạn văn bản và 4 câu hỏi ngắn đi kèm. 4 câu hỏi được xếp theo cấp độ kiến thức từ Nhận biết đến Vận dụng cao, thường rơi vào một số dạng như hỏi về thể thơ, phương thức biểu đạt của văn bản, phân tích ngắn gọn một ý kiến, quan điểm của tác giả bài viết,....

Em có thể đọc kĩ hơn về các dạng bài trong đây: Tổng hợp các dạng đề đọc hiểu văn bản chắc chắn có trong đề thi THPT QG

Để làm tốt phần Đọc hiểu, học sinh cần ôn lại những chuyên đề Tiếng Việt và Tập làm văn xuyên suốt từ lớp 10 đến lớp 12. Sách Đột phá 8+ Văn đã giúp em tổng hợp lại toàn bộ những kiến thức này, bao gồm

  • Phương thức biểu đạt
  • Thao tác lập luận
  • Phong cách ngôn ngữ
  • Biện pháp nghệ thuật

Cuối chuyên đề là hệ thống bài tập tự luyện giúp em củng cố lại những kiến thức

Phần 2: Nghị luận xã hội

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện nay đã có sự thay đổi đối về yêu cầu với bài văn nghị luận xã hội. Về dung lượng, đoạn văn 200 chữ đã thay cho đoạn văn 600 chữ. Về nội dung, đoạn văn nghị luận xã hội đã được tích hợp với đề đọc hiểu thay vì đề độc lập như trước

Trong đó đảm bảo được dung lượng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài mà đủ ý thực sự không hề dễ dàng. Phần nhiều học sinh sẽ mắc lỗi viết dài, viết lan man, sai trọng tâm, dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”.

Để giúp các em học sinh nắm được cách viết đoạn nghị luận xã hội 200 chữ đúng quy cách, Đột phá 8+ Văn đã trình bày mô hình chuẩn

 

Cách làm Nghị luận xã hội 200 chữ chuẩn cấu trúc, đảm bảo dung lượng chuẩn

Mô hình này có thể áp dụng với cả 2 dạng là nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý vấn đề xã hội. Người viết chỉ cần điều chỉnh linh hoạt những chi tiết nhỏ sao cho phù hợp với từng kiểu đề cụ thể.

Phần 3: Nghị luận văn học

Chuyên đề 1: Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

  • Phân tích toàn bộ một tác phẩm văn xuôi
  • Phân tích tình huống truyện
  • Phân tích nhân vật, hình tượng nhân vật
  • Phân tích một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
  • So sánh giữa hai đoạn trích, hai tác phẩm văn xuôi (đây là dạng đề khó)

Chuyên đề 2: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

  • Phân tích toàn bộ bài thơ
  • Phân tích một đoạn thơ
  • Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ
  • Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ
  • Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

--------------------------------------

Trọn bộ sách Đột phá 8+ tái bản 2020 (8 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý)

Đột phá 8+ Văn - Đột phá 8+ Anh tập 1  - Đột phá 8+ Anh tập 2

Đột phá 8+ Toán tái bản 2020 tập 1 - tập 2 

Đột phá 8+ Lý tái bản 2020 tập 1 - tập 2

Đột phá 8+ Hóa tái bản 2020 tập 1 - tập 2

Đột phá 8+ Sinh tái bản 2020 

Đột phá 8+ Sử - Đột phá 8+ Địa

Học Văn hiện đại không cần thuộc lòng với INFOGRAPHIC

Để học giỏi Văn, học sinh vẫn thường dùng các cách như học thuộc văn mẫu hay đọc - chép theo lời giảng của giáo viên. Nhưng với INFOGRAPHIC - phương pháp trình bày thông tin ngắn gọn kết hợp sơ đồ, hình vẽ,.. sẽ giúp em KHÔNG CẦN HỌC THUỘC LÒNG nhưng vẫn có thể ghi nhớ được 100% kiến thức lõi của môn Văn

 

INFOGRAPHIC tóm tắt nhanh lý thuyết Ngữ văn

Trong Đột phá 8+ Văn phiên bản mới nhất, toàn bộ lý thuyết từ Đọc hiểu đến Văn bản đều được đội ngũ biên soạn thành các trang INFOGRAPHIC ngắn gọn và nhiều màu sắc. Với cách trình bày trực quan tác động thẳng vào thị giác, em sẽ nhớ rất nhanh chỉ sau vài lần đọc  INFOGRAPHIC mà không cần học vẹt

Đặc biệt, việc học nội dung văn bản đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với INFOGRAPHIC. Truyện ngắn và tác phẩm thơ đều được mô hình hóa, tóm tắt ngắn gọn những nội dung căn bản theo dàn ý của bài. Ngoài giúp em nhớ nhanh thì phương pháp INFOGRAPHIC hỗ trợ lập dàn ý cho đề nghị luận văn học nhanh và chính xác hơn so với phương pháp truyền thống

Hướng dẫn phương pháp học Văn hiệu quả với INFOGRAPHIC 

INFOGRAPHIC không đòi hỏi người học phải học thuộc lòng. Thay vào đó, học sinh chỉ cần đọc các khối kiến thức lõi được cô đọng, nắm được mối liên hệ giữa các từ khóa chính của từng đơn vị kiến thức. Chỉ sau một vài lần đọc, não bộ đã tự ghi nhớ được kiến thức mà không cần phải cố sức học thuộc lòng

Thay vì học vẹt một trang sách đầy chữ, các INFOGRAPHIC trong Đột phá 8+ Văn sẽ cung cấp các kiến thức lõi hết sức ngắn gọn mà học sinh cần nhớ.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: