Polime là gì? Tổng hợp kiến thức hóa 12 ôn thi đại học chương 4

12/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Polime là gì? Tổng hợp kiến thức hóa 12 ôn thi đại học chương 4

Polime là gì? có đặc trưng và tính chất như thế nào? Polime được ứng dụng để làm gì?... Nhằm giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia; ban biên tập CCBook – Đọc là đỗ xin được tổng hợp kiến thức hóa 12 chương 4 bao gồm lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập cơ bản về Polime trong bài viết dưới đây, mời các em cùng tìm hiểu:

Tổng hợp kiến thức hóa 12 - Lý thuyết trọng tâm cần nắm vững

Về phần lý thuyết, các em cần ghi nhớ về các khái niệm; cách gọi tên; tính chất vật lí và hóa học; chi tiết như sau:

Một số khái niệm:

  • Polime: là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
  • Monome: là những phân tử nhỏ, phản ứng tạo nên polime.
  • Hệ số n: là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
  • Mắt xích: là phần lặp đi lặp lại trong phân tử polime.

Cách gọi tên Polime:

Tổng hợp kiến thức hóa 12 về tên gọi Polime:

Công thức tên gọi: Tên polime = poli + tên monome

(Lưu ý: Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn

Ví dụ: poli(vinyl clorua))

Phân loại:

Dựa vào nguồn gốc và cấu trúc, polime được phân thành các loại như sau:

+ Dựa vào nguồn gốc:

  • Polime thiên nhiên: là những loại có sẵn trong tự nhiên. (ví dụ: bông, tơ tằm…)
  • Polime nhân tạo (hay còn gọi là bán tổng hợp): những loại này được chế hóa từ các polime tự nhiên. (ví dụ: từ xenlulơ tổng hợp cao su lưu hóa để làm lốp xe; ngoài ra còn tổng hợp ra tơ visco, tơ axetat)
  • Polime tổng hợp: do con người tổng hợp; được chia thành 2 loại là: Polime trùng hợp tổng hợp bằng các phản ứng hóa học (ví dụ: polietilen, poli(metyl metacrylat…) và Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng (ví dụ: nilon-6, tơ lapsan…)

+ Dựa vào cấu trúc:

  • Mạch không phân nhánh: (ví dụ: amilozơ…)
  • Mạch phân nhánh: (ví dụ: amilopectin, glicogen…)
  • Mạch mạng không gian: (ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa bakelit…)

Tính chất vật lí:

Tổng hợp kiến thức lý thuyết hóa học 12, polime có những tính chất đặc trưng riêng, đó là:

Hầu hết, các polime đều là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định và đa số đều không tan trong dung môi thông thường.

Nhiều polime có tính dẻo, một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi.

Điều chế polime:

+ Phản ứng trùng hợp:

Là sự kết hợp của nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

Điều kiện cần về cấu tạo monome: trong phân tử phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền có thể mở ra.

+ Phản ứng trùng ngưng:

Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác.

Điều kiện cần về cấu tạo monome: trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Một số loại vật liệu polime:

Căn cứ vào tính chất vật liệu polime được chia thành:

+ Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo.

 Các loại chất dẻo thường gặp

+ Tơ: là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

Bao gồm những polime không phân nhánh, sắp xếp xong xong. Các loại polime đó cần phải rắn, tương đối bền với nhiệt và các dung môi thông thường; mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu.

 Các loại tơ - vật liệu polime

Ứng dụng cần ghi nhớ:

Do Tơ nilon-6,6 có tính chất dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, axit và kiềm nên thường được dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới…

+ Cao su: là loại vật liệu polime có tính đàn hồi. Được chia thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.

  • Cao su thiên nhiên: Nguồn gốc từ mủ cây cao su. Có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton… nhưng tan trong xăng, benzen.
  • Cao su tổng hợp: Được chia thành 4 loại, các em có thể xem chi tiết trong bảng sau:

 Các loại cao su tổng hợp

Tổng hợp kiến thức hóa 12 ôn thi đại học qua sách Đột phá 8+ môn Hóa học

Bên cạnh cuốn Sách giáo khoa thì “Đột phá 8+ môn Hóa học” là tài liệu hóa học 12 rất cần thiết cho quá trình ôn thi. Cuốn sách này chính là bí kíp giúp các em học nhanh, nhớ lâu, tự tin chinh phục điểm 8, 9 trong kỳ thi THPT Quốc Gia.

“Đột phá 8+ môn Hóa học” do Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng đơn vị CCBook biên soạn. Cuốn sách không chỉ tổng hợp kiến thức hóa 12 mà còn bao gồm cả kiến thức lớp 11 và 12 với lý thuyết được cô đọng đúng trọng tâm, các dạng bài tập phong phú giúp các em chủ động học tập và ôn luyện.

 Sách tổng hợp đầy đủ kiến thức của 3 năm học 10, 11, 12

Ưu điểm vượt trội của cuốn sách:

+ Nội dung cuốn sách tổng hợp kiến thức hóa 12, 11 và lớp 10 bám sát định hướng thi của Bộ GD & ĐT.

+ Các phương pháp giải nhanh được chia sẽ trong sách sẽ giúp tối ưu hóa quá trình làm bài.

+ Phần lý thuyết được “thâu tóm” đúng trọng tâm, các trình bày thông minh rất dễ hiểu, dễ ghi nhớ.

+ Hệ thống bài tập được chia rõ ràng, tất cả đều có phương pháp giải và ví dụ mẫu.

+ Hệ thống bài tập tự luyện, số lượng câu hỏi bao quát hết để các em ôn luyện thành thạo.

+ Bên cạnh đó, những ứng dụng kèm theo sách như: Hệ thống video bài giảng nhấn mạnh kiến thức trọng tâm; hệ thống thi thử CCTest để các em luyện đề và tự đánh giá năng lực; nhóm hỗ trợ học tập 24/7 giải đáp tất cả các thắc mắc, khó đâu gỡ đấy sẽ giúp các em học tập hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm về cuốn sách:

Đột phá 8+ môn Hóa học 

Qua thông tin tổng hợp kiến thức hóa 12 chương 4, các em đã nắm rõ lý thuyết của polime hay chưa? Để nhận được tư vấn về sách “đột phá 8+ môn Hóa học” các em có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Thông tin liên hệ với CCBook – Đọc là đỗ

Hotline: 024.3399.2266

Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: [email protected]

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: