Tuyển tập 8 đề văn mẫu nghị luận xã hội ôn thi giữa kì 1

04/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Tuyển tập 8 đề văn mẫu nghị luận xã hội ôn thi giữa kì 1

Bên cạnh nghị luận văn học (thơ, truyện ngắn,..) thì nghị luận xã hội cũng là phần bắt buộc trong đề thi giữa kì và đề thi học kì. Thường phần nghị luận xã hội sẽ chiếm từ 3 cho tới 4 điểm trong đề thi. Dưới đây là tổng hợp 8 đề văn mẫu nghị luận xã hội ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ văn, giúp em có thêm ý tưởng để viết một đoạn NLXH 200 chữ đúng và đủ ý

1, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 1: Hiểu mình và hiểu người

Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:

– Hiểu mình và hiểu người là biểu hiện cao của trí tuệ.

+ Hiểu mình là biết rõ ưu điểm, nhược điểm của mình. Hiểu rõ những gì mình thật sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuộc sống.

+ Hiểu người là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích. Nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới. Các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

- Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng. Giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người, để rồi đáp ứng người. Thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn.

Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc 6 bước

Nếu không hiểu mình, hiểu người. Thì mọi suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt. Mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo. Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông với người khác. Từ đó hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ.

- Phê phán những con người sống ích kỉ, hời hợt, vô tâm. Họ không hiểu mình và cũng không hiểu người, sống lạnh nhạt với mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Bài học: Nhìn nhận lại bản thân một cách nghiêm túc. Từ đó để thấy ưu, khuyết điểm của mình, hiểu rõ ước mơ, khát vọng của bản thân. Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người mình gặp gỡ thường ngày. Từ trong cuộc sống, trong công việc, lắng nghe những điều họ nói, quan sát những việc họ làm.

2, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 2: Lòng dũng cảm

Bước 1: Giải thích, định nghĩa khái niệm

Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn.

Bước 2: Nêu ví dụ

Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập.

Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công.

Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.

2, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 2: Quá trình trải nghiệm cuộc sống

Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của quá trình trải nghiệm với cuộc sống mỗi người

Đáp án

Có thể nêu một số nội dung sau cho đề nghị luận xã hội mẫu trải nghiệm cuộc sống

Chỉ bằng sự trải nghiệm thì con người mới hiểu sâu sắc về cuộc sống, hiểu được mối liên kết giữa tri thức sách vở và thực tiễn, do đó có thể nâng cao khả năng ứng dụng.

Chỉ khi trải nghiệm, cả trong những giây phút hạnh phúc hân hoan hay đau khổ tuyệt vọng, cả trong những lúc khó khăn thử thách, con người mới nhận ra được giá trị tiềm năng của bản thân để từ đó dần phát triển, hoàn thiện.

 Cuộc sống là một chuỗi những trải nghiệm. Càng trải nghiệm nhiều bạn sẽ càng trở nên tốt đẹp hơn

Trải nghiệm trau dồi, bồi đắp cảm xúc của mỗi người. Trải nghiệm giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm, bao dung hơn với những người xung quanh. Và do đó sống chan hòa hơn, hạnh phúc hơn.

Dàn ý nghị luận xã hội chi tiết và đáp án bộ đề Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia

3, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 3: Hình thành tâm thái tích cực trong cuộc sống

Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về cách thức để mỗi người hình thành tâm thái tích cực trong cuộc sống.

Đáp án

Tâm thái tích cực đến từ một nhân sinh quan tích cực, đúng đắn. Con người có thể hình thành nhân sinh quan đúng đắn qua sách vở. Hoặc qua việc rèn luyện lối sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh.

Tâm thái tích cực cũng có thể đến từ việc chúng ta thấu hiểu bản thân mình. Cần luôn lắng nghe tâm hồn để hiểu được điểm mạnh, yếu, hiểu được khát vọng và lý tưởng sống của mình.

Tâm thái tích cực có thể rèn luyện qua những việc tốt, việc thiện mà ta làm trong đời. Những hành động ấy giúp lương tâm ta thanh thản, giúp ta thêm yêu cuộc sống và nhận về cho mình những bài học quý giá.

Hướng dẫn 4 bước làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

4, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 4: Sự thành công và quá trình đi đến thành công trong cuộc sống

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân nên làm để có thể thành công trong cuộc sống

Đáp án

1/ Giải thích

- Thành công là gì? Thành công chính là kết quả, thành quả ngọt ngào mà một người gặt hái được. Sau những ngày tháng nỗ lực, cống hiến hết mình cho một công việc, mục đích nào đó. Nói một cách khác thành công chính là việc ta thực hiện được mục đích ban đầu. Cái mà ta đã đặt trong trong công việc, học tập, hay một lĩnh vực cụ thể nào đó.

2/ Bàn luận vấn đề chính

Muốn thành công con người cần phải:

- Đặt ra mục tiêu, phương hướng hành động đúng đắn

- Trong bất kì công việc nào cũng không ngừng nỗ lực, cố gắng

- Không ngại khó khăn, gian khổ, kiên định với mục tiêu đã đề ra….

- Trong hành trình đó mỗi chúng ta cũng cần có một trái tim chân thành, tinh khiết, hành động không trái lương tâm, đạo đức xã hội thì mới có thể đạt được thành công. Cùng nâng đỡ những người khác vươn đến thành công.

Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc 6 bước

3/ Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán những kẻ lười biếng, không có chí tiến thủ hoặc những kẻ không từ thủ đoạn nào để đạt tới thành công.

- Liên hệ bản thân.

5, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 5: con đường sự nghiệp

Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những việc giới trẻ cần tập trung đầu tư cho bản thân để thích nghi với sự biến đổi của thị trường nghề nghiệp trong tương lai

Đáp án đề nghị luận xã hội về định hướng sự nghiệp cho giới trẻ

Người trẻ cần chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng, nhất là kiến thức thuộc về lĩnh vực chuyên môn.

Mỗi công việc khác nhau sẽ cần những kĩ năng đặc thù riêng. Để thành công trong tương lai, việc trau dồi kĩ các kĩ năng là điều cần thiết.

Trước sự biến đổi không ngừng về thị trường nghề nghiệp trong xã hội, mỗi người cần nghiêm túc lên một kế hoạch phát triển cho chính bản thân.

Bộ 3 đề nghị luận xã hội 200 chữ - đáp án và dàn ý chi tiết

6, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 6

Hãy viết một đoạn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về bệnh “thiển cận và vụ lợi” trong học tập của học sinh hiện nay

Đáp án

1/ Giải thích

- Thói thiển cận là suy nghĩ và hành động nông cạn, chỉ nhìn thấy cái gần, cái trước mắt, không biết nhìn xa, trông rộng.

- Vụ lợi: tham lam, chỉ biết vơ lợi ích cho mình.

=> Lối sống tiêu cực ngày càng phổ biến trong học sinh

2/ Bàn luận

- Thiển cận và vụ lợi trong học tập của HS hiện nay là thực tế với nhiều biểu hiện: chỉ học những môn để thi, tìm mọi cách để có điểm cao, chỉ học những gì có lợi cho mục đích ngắn hạn của mình.

- Hậu quả: học lệch, tính cách ích kỉ, cách học ấy sẽ dẫn đến lệch lạc trong lối sống ở tương lai.

3/ Mở rộng và liên hệ bản thân

- Cần phải thay đổi căn bệnh này từ giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội.

- Liên hệ bản thân

Nghị luận xã hội trong đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn văn

7, đề văn mẫu nghị luận xã hội số 7 về cuộc sống và ước mơ

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) triển khai chủ đề: Cuộc sống cần ước mơ

Đáp án

1/ Giới thiệu vấn đề: Cuộc sống cần mơ ước

Phân tích, bàn luận

- Ước mơ là gì? Là những khao khát, mong muốn con người muốn đạt được trong cuộc sống.

- Vì sao cuộc sống mỗi người cần có mơ ước?

+ Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

+ Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta. Giúp ta vượt qua khó khăn, nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

Cách viết các đoạn văn nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc thi THPT QG

- Cần làm gì để thực hiện mơ ước của bản thân? Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn. Không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được. Nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán những kẻ sống thờ ơ, không mơ ước, không lí tưởng.

- Liên hệ bản thân.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: